Từ trước tới nay, thị trường châuÂu được cho là không hấp dẫn đối với các hãng gia công bên ngoài(outsourcing) bởi những đạo luật lao động quá cứng và cũng như nhữngthủ tục quan liêu phức tạp. Nhưng sau khi xâm nhập thành công vào cácthị trường Mỹ và Anh, các hãng outsourcing của Ấn Độ bắt đầu chuyểnhướng sang chinh phục cựu lục địa nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởngtrong bối cảnh khủng hoảng kinh tế vẫn còn nặng nề…
Nhiều công ty lớn của Ấn Độ nhưTata, Infosys và Wipro đang nhìn thấy những cơ hội kinh doanh lớn tronglĩnh vực outsourcing tại châu Âu. Triển vọng này càng có ý nghĩa thuyếtphục hơn, khi có nhiều chuyên gia nhận định, nền kinh tế châu Âu cónhiều khả năng phục hồi nhanh hơn của Mỹ. Trước đây, hoạt độngoutsourcing tại châu Âu thường chỉ giới hạn trong hàng ngũ các ngânhàng và công ty dịch vụ tài chính lớn. Nhưng giờ đây, nhiều công ty hóachất, xe máy và viễn thông tại châu Âu cũng đã bắt đầu chuyển hướng đầutư vào outsourcing, đối tác đầu tiên họ liên hệ chính là các nhà cungcấp đã có tiếng từ Ấn Độ.
Nhiều số liệu thống kê gần đây đãcho thấy rõ xu hướng này. Chẳng hạn như theo một nghiên cứu hồi đầutháng này của hãng tư vấn Everest Group, lượng giao dịch outsourcingtại Bắc Mỹ trong quí 2 chỉ tăng có 6% so với quí đầu của năm 2009(trong bối cảnh tỷ lệ tăng toàn cầu là 10%). Còn lượng giao dịch toàncầu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đã tăng tới 25%, chiếm tỷ lệ hàngđầu là các hợp đồng từ châu Âu. Còn riêng trong năm 2008 vừa qua, châuÂu đã ký một lượng hợp đồng outsourcing kỷ lục, cho dù tổng giá trịchung lại giảm 50% trong nửa năm cuối do ảnh hưởng của khủng hoảng.
“Tính về triển vọng kỹ thuật,châu Âu đang trở thành thị trường có nhịp độ tăng trưởng lớn nhất đốivới các nhà gia công của Ấn Độ” – đánh giá của Ameet Nivsarkar, Phó chủtịch của National Association of Software & Services Companies(NASSCOM), một hiệp hội công nghiệp outsourcing tại New Delhi. NASSCOMhiện đã xác định Đức là thị trường nổi bật đối với các hãng outsourcingvà sẽ công bố một báo cáo nghiên cứu về tiềm năng tại thị trường nàyvào cuối năm nay.
Những số liệu cụ thể cũng chothấy, các hãng công nghệ của châu Âu đang tăng cường chuyển hướng sanghình thức outsourcing. Doanh thu từ các hợp đồng gia công bên ngoàitrong lĩnh vực công nghệ thông tin và kinh doanh nói chung tại Đức dựtính sẽ tăng 7,2%, lên tới 21 tỷ USD (14,8 tỷ EUR) trong năm 2009. ChâuÂu vẫn được đánh giá chậm hơn Mỹ trong kinh doanh nhờ outsourcing,nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến lĩnh vực này trở nên hấp dẫnhơn đối với các nước trong khu vực này. “Đã đến lúc các nền kinh tếchâu Âu phải chấp nhận kiểu mẫu kinh doanh outsourcing, nhất là khi vấnđề hiệu quả kinh tế cần phải được cân nhắc hàng đầu”, phát biểu củaFriedrich Loeer, một quan chức trong hãng tư vấn TPI tại Frankfurt.
Tata là một trong những tập đoànđi đầu về hoạt động outsourcing của Ấn Độ tại châu Âu. Hiện tại, tổnggiá trị giao dịch của tập đoàn này tại châu Âu mới ở mức dưới 2 tỷ USD,tức là gần 30% thu nhập trên toàn cầu của họ. Đây có thể coi là mộtbước tiến dài bởi tỷ lệ lợi nhuận tại châu Âu của Tata đã tăng gấp đôiso với một thập kỷ trước đây. Theo một báo cáo của hãng tư vấn IDC mớicông bố, Tata nằm trong tốp 20 nhà cung cấp dịch vụ IT hàng đầu tạichâu Âu. Hãng này cũng đang mở rộng nhiều dịch vụ outsourcing khác tạichâu Âu. Như bộ phận sản xuất xe máy Tata AutoComp Systems của tập đoànnày vừa mới tuyển mộ thêm 300 nhân viên làm việc tại các văn phòng củahọ tại châu Âu, đảm bảo cho việc hợp tác với những khách hàng lớn nhưFord hay Opel.
Tương tự Tata, nhiều hãngoutsourcing khác của Ấn Độ cũng đang có xu hướng dịch chuyển tăngtrưởng từ thị trường Mỹ sang châu Âu và châu Á. Sau khi xây dựng mộttrung tâm phát triển tại Đức vào năm 2002, hãng Wipro đã mở rộng thêmsự hiện diện của mình tại 6 thành phố khác, kèm theo đó là hàng loạthợp đồng được ký kết với nhiều công ty lớn tại địa phương như hãng phầnmềm SAP. Châu Âu cũng là thị trường có nhịp độ phát triển nhanh nhấtcủa Infosys, hãng có tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm lên tới 60%trong 3 năm gần đây. Với một loạt các dịch vụ đa dạng như tư vấn, thựcthi gói phần mềm, thực thi nhiều công đoạn kinh doanh khác v.v… các bạnhàng tại châu Âu đang đóng góp khoảng 25% tổng số thu nhập của Infosys.
Dù mức độ tăng trưởng thị trườngoutsourcing tại châu Âu đang rất hứa hẹn, vẫn còn đó nhiều rào cản khókhăn đối với các công ty ngoài khu vực nói chung và của Ấn Độ nóiriêng. Chẳng hạn như theo NASSCOM, các thành viên EU hiện vẫn đangthiếu một chuẩn chung về giấy phép lao động và thị thực, khiến cho cáccông dân ngoài EU gặp nhiều khó khăn khi qua lại tại các đường biên nộibộ trong khối để triển khai các dự án. EU đang hy vọng nhanh chóng khắcphục được đặc điểm bất hợp lý này.
Trong năm nay, Ủy ban châu Âu đãthông qua một hướng dẫn mới gọi là sơ đồ thẻ xanh (blue card) cho EU.Theo đó, đến năm 2011, tất cả các nước EU sẽ tuân thủ các thủ tục cungcấp thẻ xanh thống nhất cho những công nhân có tay nghề nằm ngoài khốitrong thời hạn hai năm. “Nếu kế hoạch thẻ xanh trở thành hiện thực, nósẽ giúp gỡ bỏ một phần đáng kể các rào cản, cho phép các công ty quốctế có thể dễ dàng triển khai những nhân viên có kỹ năng xuất sắc nhấtđể phục vụ cho các khách hàng của mình” – một quan chức của Tata tạichâu Âu đã đánh giá như vậy.
( Theo Hồng Sơn // SGTT Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com