Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) phối hợp với Liên minh Phần mềm DN (BSA) vừa công bố chỉ số cạnh tranh CNTT năm 2008. Theo đó, với số điểm 21,4 VN đứng thứ 61/66 quốc gia về chỉ số cạnh tranh CNTT, giữ nguyên vị trí so với năm 2007. Với xếp hạng này, VN được EIU xếp thứ 16 tại khu vực Châu Á về chỉ số cạnh tranh CNTT.
Theo bản nghiên cứu này, ngành công nghiệp phần mềm nội địa của VN đang bắt đầu phát triển và hấp dẫn các Cty đầu tư mạo hiểm Tây Âu. Tuy nhiên, VN vẫn cần phải duy trì những lực đẩy bên cạnh việc cải thiện cơ sở hạ tầng về lâu dài, làm nền móng cho sự phát triển của lĩnh vực CNTT còn non trẻ của mình.
Tiềm năng vẫn bỏ ngỏ
Mặc dù ngành phần mềm của VN hiện chiếm tỷ trọng 0,4% GDP. Tốc độ tăng trưởng 30-40%/năm. Dự kiến với tốc độ tăng trưởng này và theo kế hoạch của Chính phủ thì năm 2010 sẽ đạt doanh số 800 triệu USD. Nhưng cũng phải nhìn vào thực tế là ngành phần mềm VN chỉ mạnh ở khâu gia công, chứ không có mấy phần mềm đóng gói trong nước, nhất là những phần mềm thông dụng (phần mềm văn phòng). Điều này cũng lý giải vì sao ngành CNTT của VN mặc dù phát triển khá mạnh nhưng vẫn chỉ được các chuyên gia quốc tế đánh giá ở mức tiềm năng.
Một chuyên gia hàng đầu về CNTT thừa nhận, các DN mới chỉ tập trung làm những phần mềm nhỏ mang tính chuyên ngành như kế toán, tiền lương, nhân sự, bán hàng... Nhưng cũng phải thấy rằng đã có thời kỳ nhiều Cty đầu tư làm phần mềm đóng gói nhưng do tỷ lệ vi phạm bản quyền tại nước ta cao nên các DN đã không đầu tư theo hướng này vì như vậy là quá mạo hiểm. Nên các Cty phần mềm tránh làm những phần mềm đóng gói phổ dụng đại trà. Họ chuyển sang hướng sản xuất phần mềm đóng gói theo đơn đặt hàng của DN. Ngoài ra, DN phần mềm tập trung vào hướng gia công bởi đây là hướng phát triển an toàn, liên thông quốc tế, lợi nhuận cao và tăng trưởng tốt.
Cần sự đầu tư hợp lý
Ông Tony Nash - Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế và Quốc gia khu vực Châu Á thuộc EIU nhận định: VN đã có nhiều bước tiến trong lĩnh vực phát triển CNTT. Đặc biệt, từ khi có thêm Luật Sở hữu trí tuệ và các cơ quan, DN đang thực hiện nhanh ứng dụng Chính phủ điện tử vào các hoạt động quản lý, kinh doanh. VN được đánh giá là một trong những nước tại Châu Á có nhiều triển vọng phát triển mạnh về CNTT trong những năm tới. Tuy nhiên, để ngành CNTT VN phát triển sâu rộng, VN cần quan tâm hơn tới cải cách thủ tục hành chính, tạo điện kiện thuận lợi hơn cho các tập đoàn, DN CNTT nước ngoài đầu tư vào VN. Ngoài ra, VN cũng cần chú trọng tới vấn đề đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao, có thể đáp ứng được nhu cầu làm việc tại các DN công nghê.
Theo ông Tony Nash, VN muốn có một ngành CNTT cạnh tranh thì đầu tư vào con người là hoạt động quyết định sự thành công của ngành CNTT. Thu hút nhân tài sẽ là thách thức lớn nhất của các tổ chức hoạt động trong ngành CNTT trong những năm tới.
Bên cạnh đó, thị trường băng thông rộng cạnh tranh giúp nuôi dưỡng ngành CNTT phát triển. Không có đường truyền Internet an toàn, tin cậy, nhanh chóng, các Cty công nghệ không thể tương tác hiệu quả với các đối tác và cộng đồng nghiên cứu, cũng như bán các dịch vụ của họ qua mạng.
Cũng theo ông Tony Nash SHTT là vấn đề không thể coi nhẹ, bởi theo ông một môi trường pháp lý bảo vệ quyền SHTT và tấn công mạnh mẽ tội phạm mạng là vô cùng cần thiết. Cuối cùng, toàn cầu hoá và Internet sẽ “giải phóng” Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Các hệ thống sinh thái, dù kết nối trực tuyến hoặc không, có khả năng tập hợp được nhân tài, công nghệ, các khoản đầu tư mạo hiểm, và các trường đại học tốt, được hỗ trợ bởi đặc tính chấp nhận mạo hiểm, sẽ là những chiếc nôi tốt nhất cho hoạt động sáng tạo CNTT.
![]()
|
( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com