![]() |
Tháng 3-2010, ba công ty công nghệ là IELO, Mandriva và Nexedi đã gia nhập Liên minh Free Cloud Alliance (tạm dịch: Liên minh Điện toán đám mây miễn phí) với tham vọng đưa các sản phẩm mã nguồn mở lên điện toán đám mây, tạo ra một môi trường, nền tảng thuận lợi giúp các công ty phần mềm xây dựng nền tảng cơ sở dựa trên điện toán máy chủ ảo, sử dụng hoàn toàn mã nguồn mở.
Điện toán đám mây là mô hình mới về phân phối và sử dụng các dịch vụ CNTT dựa trên Internet, đặc trưng bởi việc cung cấp các tài nguyên thường được ảo hóa như một dịch vụ trên Internet. Hầu hết hạ tầng và nền tảng của điện toán đám mây được cấu tạo thành các dịch vụ, phân phối thông qua các trung tâm dữ liệu và được xây dựng trên các máy chủ.
Các thành viên của liên minh này muốn cùng nhau hợp tác để có thể tung ra thị trường một số dịch vụ điện toán, với khả năng hoạt động không kém gì những giải pháp của các tập đoàn công nghệ lớn, dày dạn kinh nghiệm như Amazon, IBM hay Microsoft, đồng thời còn cho phép người sử dụng truy cập vào mã nguồn và cơ sở dữ liệu nguyên trạng.
Đó là chuyện đã xảy ra trên thế giới.
Tại Việt Nam, trong những ngày cuối năm 2010, một viện nghiên cứu cũng mạnh dạn công bố những kết quả nghiên cứu về điện toán đám mây sử dụng mã nguồn mở và đang từng bước thương mại hóa những sản phẩm của mình.
Điện toán đám mây nguồn mở
Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu sử dụng máy tính nối mạng ngày càng cao tại Việt Nam, ngay từ năm 2008, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam (NISCI) đã bắt đầu có những cuộc nghiên cứu nhằm “đám mây hóa” các thiết bị nối mạng và máy tính cá nhân của người sử dụng thiết bị đầu cuối. Điều quan trọng nhất của sản phẩm mà NISCI nghiên cứu là phải có chi phí hợp lý.
Ông Lê Hoàng Minh, Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam, cho biết: “Để giải bài toán này, chúng tôi đã lựa chọn phần mềm nguồn mở nhằm giải quyết việc mua bán bản quyền thương mại với chi phí cao, phù hợp với điều kiện và trình độ ứng dụng CNTT tại Việt Nam”.
Theo ông Minh, điều thuận lợi khi sử dụng phần mềm nguồn mở là giấy phép sử dụng phần mềm này không hạn chế số lượng người cũng như lĩnh vực sử dụng. Do đó khi cần, có thể cung cấp nhanh phần mềm cho những người sử dụng mới.
Trong khi đó, việc sử dụng phần mềm nguồn đóng có những quy định chặt chẽ, ví dụ, giấy phép cấp cho tổ chức X dùng vào mục đích đào tạo khi cần mở rộng phải mua giấy phép khác.
Về chi phí sử dụng: phí sử dụng phần mềm nguồn đóng thường tính theo đầu máy tính còn phí sử dụng phần mềm nguồn mở (nếu có) không tính theo đầu máy. Vì vậy, khi số người sử dụng không được dự kiến trước thì dùng phần mềm nguồn mở có lợi hơn vì có thể cài thêm cho nhiều máy mà không bị tăng phí.
Tại Việt Nam, trong những ngày cuối năm 2010, một viện nghiên cứu cũng mạnh dạn công bố những kết quả nghiên cứu về điện toán đám mây sử dụng mã nguồn mở và đang từng bước thương mại hóa những sản phẩm của mình. |
Ngoài ra, nhờ mã nguồn công khai, nhiều nhà cung cấp có thể tìm hiểu để làm chủ phần mềm. Nó có thể được vận hành và bảo trì bởi nhiều nhà cung cấp và khi phát hiện lỗi và lỗ hổng an ninh, họ nhanh chóng tham gia vá lỗi và lỗi sẽ được sửa trong một thời gian ngắn.
Ngoài bài toán về giá cả thì sản phẩm của NISCI phải đáp ứng tiêu chí đơn giản, tiện lợi như sử dụng chiếc điện thoại di động nhưng phải bảo đảm được tính an toàn và ổn định. Với tiêu chí đó, NISCI nhắm tới việc cung cấp dịch vụ điện toán đám mây theo mô hình cung cấp dịch vụ điện thoại di động, gồm: điện thoại di động + các trạm thu phát sóng (BTS). Mô hình dịch vụ điện toán đám mây của NISCI có đặc điểm là máy tính đám mây (Cloud PC) có chức năng tự động cấu hình và truy cập dịch vụ đám mây. Thiết bị kết nối mạng Cloud Box kết nối các Cloud PC có tính năng tương tự như các trạm BTS kết nối điện thoại di động và người sử dụng chỉ cần đăng nhập vào Cloud PC bằng tên truy nhập (UserID) và mật khẩu truy nhập (Password), không phụ thuộc vào địa chỉ IP gán cho Cloud PC. Ngoài ra, mô hình dịch vụ điện thoại di động giúp tách việc quản lý phiên làm việc khỏi quản lý dữ liệu trong các dịch vụ đám mây. Những sản phẩm đầu tiên Từ ý tưởng phát triển dịch vụ đám mây bằng nguồn mở và dựa trên mô hình dịch vụ điện thoại di động này, NISCI đã lập dự án liên doanh với T-SS, một công ty công nghệ thông tin của Nhật Bản, để phát triển và thương mại hóa các giải pháp điện toán đám mây mã nguồn mở iDragon Cloud. Giải pháp tiêu biểu là iDragon-Community, là giải pháp đóng gói hệ điều hành Linux (phiên bản Ubutun) bao gồm các phần mềm văn phòng, trình duyệt web, thư điện tử… Giải pháp được cấu hình và đóng gói sẵn sàng thành một phần mềm sụn (Firmware) và được lưu trữ trên CD/DVD-ROM/USB và HardDisk dễ khởi động máy tính để sử dụng luôn. Ưu điểm của phần mềm sụn là cơ chế miễn nhiễm với virus. Giải pháp này được cung cấp dưới hai dạng: Dạng thứ nhất là tập tin ảnh CD/DVD hoặc USB, có thể tải miễn phí từ máy chủ trên mạng của NISCI. Dạng thứ hai là giải pháp đóng gói sẵn sàng trong một thiết bị mạng iDragon Cloud ComBox có chức năng tự khởi động, tự cấu hình và tự vận hành. Đây là giải pháp dành cho người sử dụng cá nhân, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu triển khai và sử dụng phần mềm nguồn mở trong công tác vận hành văn phòng, trao đổi thông tin và thay thế các phần mềm thương mại, quản lý nhân viên truy cập Internet… Ngoài ra, NISCI còn đưa ra sản phẩm iDragon CloudPC-EC cho các doanh nghiệp muốn tăng thêm các dịch vụ giá trị gia tăng trong hoạt động như e-mail, VoIP, Video Call, quản trị nội dung số (ECM), quản trị tài nguyên doanh nghiệp (ERP) và bảo vệ dữ liệu bằng công nghệ bảo mật IPN. Đây cũng là giải pháp triển khai mạng máy tính theo công nghệ đám mây doanh nghiệp dùng hệ điều hành Linux (Ubutun) làm nền tảng và các phần mềm ứng dụng trên Linux và trên MS Windows (chạy trên máy ảo VirtualBox). Giải pháp này có các chức năng quản lý người sử dụng tập trung, kiểm soát việc đăng nhập, quản lý việc lưu trữ và truy cập dữ liệu của người sử dụng, dữ liệu chia sẻ chung của doanh nghiệp và các tài nguyên tính toán khác trong môi trường mạng của doanh nghiệp. Ngoài ra, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam cũng đưa ra thị trường các giải pháp điện toán đám mây khác: iDragon POS là giải pháp phần mềm máy tính tiền nối mạng, iDragon NetMonitor & iDragon-NetReport là giải pháp tích hợp với các thiết bị giám sát như camera, và iDragon AiOC là giải pháp tích hợp tất cả các máy chủ ảo trong một máy chủ vật lý để cung cấp một hạ tầng mạng dịch vụ đám mây.
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com