Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Munich đã "dứt tình" với Microsoft đến với PMNM thế nào?

Dù có độ trễ hơn một chút so với kế hoạch ban đầu nhưng những gì mà thành phố Munich (Đức) đã làm được trong quá trình chuyển đổi nhận thức và đưa vào ứng dụng phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM) thay cho PM thương mại vẫn khiến cả thế giới phải đặc biệt dõi theo. Bất chấp nỗ lực xây dựng, bảo vệ hình ảnh Microsoft và cản trở bước tiến của các PMTDNM của một trong những người đứng đầu tập đoàn PM thương mại lớn nhất thế giới này, Steven Ballmer, Munich vẫn dần "dứt tình" với PM thương mại để đến với PMTDNM...


Trong chuyến thăm Việt Nam theo lời mời của Ban tổ chức Hội thảo quốc gia về PMTDNM Việt Nam lần thứ 5, giám đốc Dự án Chuyển đổi PMTDNM tại Munich, gọi tắt là LiMux, đã chia sẻ những thông tin thú vị về quá trình chuyển đổi tại thành phố lớn thứ 3 nước Đức này...

"Quả bom" LiMux

Năm 2003, khi PMTDNM vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ ở Việt Nam, giới CNTT toàn cầu, đặc biệt là những người yêu thích PMTDNM, được một phen chấn động trước thông tin mà thành phố Munich (Đức) tuyên bố: Hội đồng thành phố đã biểu quyết và quyết định sẽ chuyển đổi phần mềm cho phần lớn máy tính để bàn của thành phố từ hệ điều hành thương mại sang PMTDNM trong một dự án mang tên LiMux (Linux of Munich).

Mục tiêu của dự án là chuyển đổi khoảng ít nhất 80% trong số 14.000 máy tính để bàn của thành phố, tức là khoảng 11.000 máy tính từ hệ điều hành Windows sang hệ điều hành sử dụng mã nguồn mở Linux. Đồng thời, chuyển đổi ứng dụng trong Windows 2000 và XP theo hướng sử dụng phần mềm OpenOffice.org và Thunderbird/Fifox. Cũng có nghĩa, thành phố đã quyết tâm sẽ dứt tình với các phần mềm thương mại, mà chủ yếu là các phần mềm của Microsoft để dùng các PMNM. Dù rằng, lãnh đạo thành phố luôn khẳng định, quyết định này không được đưa ra hoàn toàn dựa trên yếu tố kinh phí.

Thấy được ngay lập tức nguy cơ Linux nuốt chửng Microsoft, người đứng đầu gã khổng lồ PM thương mại này, Steven Ballmer, đã phải bỏ dỡ một kỳ nghỉ hè ở Thuỵ Sỹ, đích thân đến gặp ngài thị trưởng của thành phố lớn thứ 3 này của nước Đức mong cứu vãn tình thế.

Những hợp đồng béo bở và cả mức giá hời được đưa ra cho thành phố hòng lật đổ ý định dùng Linux thôn tính Windows của Gã khổng lồ phần mềm đã không có kết quả. Hội đồng thành phố vẫn quyết định chi tới 35 triệu USD để triển khai dự án đầy tham vọng của mình.

Chậm mà... chắc

Ý tưởng đã được biểu quyết thông qua và ngân sách dành cho việc triển khai cũng đã được quyết chi, thế nhưng việc triển khai hoàn toàn không đơn giản. Bắt đầu từ bất đồng giữa Hội đồng thành phố và đơn vị trúng thầu dự án mà nổi cộm nhất là về thời gian gia hạn thí điểm. Sau đó là những khó khăn chất chồng về sự không đồng nhất của các máy PC tại đây.

Theo thống kê lúc đó, cả Munnich có khoảng hơn 14.000 máy tính, 16.000 người dùng với trên 170 ứng dụng riêng. Khó nhất là các máy chủ tệp không đồng bộ, máy chủ thư mục cũng không và triển khai phần mềm ở các bộ phận lại càng không đồng bộ.

Tuy nhiên, quyết tâm và nỗ lực đến cùng, những người chịu trách nhiệm triển khai dự án đã bắt đầu tiến hành từng bước chậm mà chắc. Đầu tiên là dừng hỗ trợ cho Windows NT 4. Sau đó, tập trung:

> Sử dụng Debian DNU/Linux làm sản phẩm phát triển trên Linux phân phối cho cộng đồng

> Sử dụng KDE làm nền cho phần mềm máy trạm.

> Triển khai OpenOffice.org cho các ứng dụng văn phòng.

> Dùng Thunderbird sử dụng cho thư tín.

> Sử dụng trình duyệt Firefox thay cho Windows.

> Dùng Oracle Calender.

Ngay trong thời gian khởi động, 100 máy PC đầu tiên trên tổng số 14.000 chiếc PC của thành phố đã được chuyển từ HĐH Windows và các ứng dụng Office của Microsoft sang Linux Distribution Debian GNU/Linux 3.1, giao diện người dùng KDE 3.5, OpenOffice 2.


Biết không thể ngay lập tức "dứt tình" với Microsoft, Dự án vẫn tiếp tục triển khai song song cả hai phần mềm mã nguồn đóng và mở nhưng tập trung phát triển mạnh PMTDNM để ngày càng tăng thị phần của nó và giảm bớt ảnh hưởng của PM thương mại đối với thành phố này. Hơn nữa, họ cũng hiểu, chuyển đổi hoàn toàn, toàn bộ máy tính của thành phố sang PMTDNM là "phi thực tế" bởi nhiều máy PC trong các cơ quan công quyền vẫn không thể tách rời được các PM bản quyền.

Chậm nhưng chắc, dù có độ trễ một chút so với tuyên bố ban đầu, nhưng sau 5 năm triển khai, những gì mà Dự án LiMux làm được đã khiến cả thế giới CNTT không thể không lưu tâm như một điển hình chuyển đổi PMTDNM.

1.200 máy đã được cài đặt Linux, 8000 máy được cài đặt OpenOffice, 90% máy trạm được cài đặt Firefox và ThunderBird... đó là những kết quả đáng ghi nhận của một dự án mang tầm cỡ tỉnh thành ở Đức. Đặc biệt, không chỉ sử dụng các phần mềm có mã mở của người khác, bản thân chính Dự án cũng sáng tạo ra các phần mềm nguồn mở và chia sẻ cho cộng đồng. Tiêu biểu trong số này là WollMux - một chương trình cài cho OpenOffice.org. Tính năng chính của nó là vận hành đa nền tảng, có thể sử dụng cả Linux và Windows.

Ngoài ra, để giúp người dùng vượt qua được khó khăn trong quá trình chuyển đổi từ các sản phẩm của Microsoft sang các sản phẩm mã nguồn mở, dự án cũng soạn thảo những bản hướng dẫn chi tiết và sinh động. "Với OpenOffice, chúng tôi thường không gặp trở ngại nào trong việc mở và đọc văn bản dưới định dạng của Microsoft và với những văn bản đơn giản, chúng tôi cũng không gặp vấn đề gì khi truy xuất chúng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cũng xảy ra tình trạng mất định dạng và có một số loại văn bản cần được xử lý theo một phương pháp đặc biệt để tránh tình trạng này", đại diện của dự án, ông Stefan Koehler chia sẻ.

5 năm nhìn lại cuộc chia ly với Microsoft để đến với PMTDNM, ông Stefan thừa nhận, PMNM đã tăng cường tính độc lập tối đa cho thành phố, giúp thành phố kiểm soát được chi phí phát sinh, hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương không những ứng dụng tốt các phần mềm mã nguồn mở này mà còn kinh doanh và kiếm lợi nhuận trên nó. Không những thế, sử dụng PMTDNM còn giúp tăng cường khả năng bảo mật cho hệt hống khi hoàn toàn không có virus xâm nhập, đảm bảo tiện lợi cho người sử dụng và xây dựng được hệ thống và cấu hình người dùng hoàn hảo...

Sẽ vẫn còn nhiều việc phải làm để dần dần "dứt tình" với phần mềm thương mại và toàn tâm với PMTDNM nhưng Munich đang thực sự tiến rất gần với thành công. Mấu chốt theo Stefan ở đây không phải là thuyết phục người dùng. Mà theo ông, điểm quyết định chính là thuyết phục được người quản lý...


(Theo VTV.vn)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Năm 2009: Sẽ có điện thoại thông minh mang tên Acer?
  • Viễn Thông-CNTT: Siết chặt quản lý mua, bán thẻ trả trước
  • Canon IXUS 980 IS đầy cá tính
  • Internet, phương tiện quảng cáo của “nhà nghèo”?
  • Microsoft tấn công các trang web bán phần mềm giả
  • App Store đón 300 triệu lượt download
  • Phát triển phần mềm nguồn mở để tạo “đối trọng”
  • Nhiều bộ ngành tham gia ứng dụng phần mềm mã nguồn mở
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị