Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành viễn thông di động Mỹ tham vọng đứng đầu thế giới

Sau khi tiến lên chậm chạp trong lĩnh vực viễn thông không dây, Mỹ cho đến nay đã theo kịp Tây Âu và có khả năng sẽ vươn lên vị trí hàng đầu.

Nước Mỹ, nơi khai sinh của mạng Internet, đã từng phát triển không mấy ấn tượng. Đầu thập kỷ này, nhiều người coi Mỹ như một thị trường đang phát triển, tốc độ phát triển không thể sánh cũng với thị trường châu Âu và châu Á.

Mọi thứ đang thay đổi, khi trọng tâm của thế giới không dây chuyển sang thông tin liên lạc bằng Internet, thế mạnh về phần mềm của Mỹ, đặc biệt là Google và Apple đang đưa Mỹ lên tầm cao phát triển mới.

Người tiêu dùng Mỹ cũng góp phần vào sự phát triển này. Năm qua, Mỹ đã vượt qua Tây Âu về tốc độ phát triển thuê bao 3G.

Ông Kanishka Agarwal, phó giám đốc bộ phận truyền thông di động tại Nielsen nhận xét:”Thế giới không nên tiếp tục nhắc đến khoảng cách giữa Mỹ và châu Âu. Ngành di động của Mỹ đang phát triển và chúng tôi đã có thể vượt qua các đối thủ khác.”

Sự thay đổi đang diễn ra hết sức sâu sắc. Một năm trước, chỉ khoảng 6% người Mỹ mua điện thoại thông minh có khả năng lướt web và download các ứng dụng thì năm 2008, con số đó đã là 16%. Cùng thời kỳ, tốc độ tăng trưởng về số người sử dụng điện thoại thông minh tại Tây Âu thấp hơn, mức độ tăng trưởng chỉ là từ 11 lên 17%.

Người Mỹ hiện không thua kém người Tây Âu về việc sử dụng tin nhắn SMS, tin nhắn đa phương tiện và trò chơi trên điện thoại di động. Theo Nielsen Mobile, 17% người Mỹ sử dụng dịch vụ lướt web trên điện thoại di động trong khi con số này tại Tây Âu là 20%.

Tốc độ phát triển cả hai khu vực này vẫn đi sau thị trường châu Á về tốc độ phát triển thông tin và sử dụng dịch vụ Internet trên điện thoại. Tiến bộ mới nhất trong ngành di động tại Mỹ đã đưa nước này thành thị trường không dây phát triển vượt bậc.

Tại một xưởng sản xuất mới của Nokia tại San Diego, 400 nhân công tại đây thiết kế các sản phẩm điện thoại di động để phù hợp với nhu cầu người sử dụng mạng AT&T.

Một số hãng điện thoại châu Âu đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Mỹ. Thị trường Mỹ đang trở thành nam châm thu hút công ty cung cấp dịch vụ di động, trò chơi và một số ứng dụng khác.

Ngay cả khi thị trường Mỹ đã đuổi kịp châu Âu và châu Á, tốc độ phát triển tại đây vẫn chưa thể sánh kịp thị trường châu Á và Nhật Bản. Đối với một số công ty Mỹ, sự phát triển của thị trường châu Á mang đến rất nhiều cơ hội phát triển.

Thị trường viễn thông Nhật Bản và Hàn Quốc phát triển với tốc độ ấn tượng nhất thế giới. Một chuyên gia từ PopCap dự báo một vài năm tới doanh số từ thị trường châu Âu và châu Á sẽ chiếm tới 50% doanh số ngành viễn thông toàn cầu.

(Theo CafeF)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Khai trương Cổng thông tin thị trường nước ngoài
  • Yêu cầu xây dựng hệ thống quản lý thông tin FDI
  • Công bố Giải thưởng ICT Việt Nam đầu tiên
  • Ngành phần mềm của Ấn Độ sẽ tăng thu nhập 21-24% trong tài khoá 2009
  • Microsoft ra mắt bản thử nghiệm mới Internet Explorer 8
  • Ngày hội công nghệ thông tin Nhật Bản tại Hà Nội
  • Ngành phần mềm của Ấn Độ sẽ tăng thu nhập 21-24% trong tài khoá 2009
  • Cuộc chiến giành thống trị trong lĩnh vực thông tin di động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị