Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Viễn thông di động bùng nổ: giá cước tại VN giảm 50%

Giá cước dịch vụ điện thoại di động (ĐTDĐ) tại Việt Nam hiện đã giảm khoảng 50% so với 4 năm trước đây. Đó là kết quả của một cuộc chạy đua cạnh tranh, xóa bỏ độc quyền DN rất quyết liệt của thị trường viễn thông Việt Nam, khiến Việt Nam bước vào thời kỳ có thể gọi là “bùng nổ viễn thông di động”.

Từ 4 triệu thuê bao và giá cước 3.000 đồng/phút

Trên thế giới, ngành viễn thông di động đã được biết đến từ cách đây hơn nửa thế kỷ, thế nhưng ở Việt Nam, mãi tới năm 1994, cuộc gọi đầu tiên mới được thiết lập. Tại thời điểm ấy, dịch vụ di động chỉ do mạng Mobifone độc quyền khai thác với một tổng đài dung lượng 2.000 số, 7 trạm thu phát sóng tại Hà Nội và một tổng đài 6.400 số với 6 trạm BTS tại khu vực phía Nam.

Mười năm sau đó, năm 2004, thị trường viễn thông đã phát triển hơn, vùng phủ sóng và giá cước dịch vụ cũng được cải thiện đáng kể, kèm theo đó, số người sử dụng dịch vụ di động đã tăng. Tuy nhiên, khách hàng chủ yếu vẫn là những người có thu nhập khá và tần suất sử dụng còn hạn chế, tổng số thuê bao di động của cả nước mới đạt khoảng 4 triệu.

Kế hoạch mở cửa thị trường viễn thông, cho phép nhiều DN trong nước cùng tham gia thị trường của Bộ TT-TT được Chính phủ phê duyệt. Năm 2004, các DN viễn thông khác ngoài VNPT bắt đầu tham gia thị trường.

Từ đó, sức nóng của “cơn lốc” giảm cước, khuyến mại của các “chàng lính mới” như: Viettel, SPT, HT Mobile và sau đó là EVN đã lan tỏa sang cả “đại gia” VNPT là VinaPhone và MobiFone, cuốn các DN này vào một thị trường cạnh tranh hơn, giá thấp hơn, tạo nhiều cơ hội hơn để đông đảo người tiêu dùng có thể sử dụng được dịch vụ ĐTDĐ.

Được coi là “sốc” và đôi khi còn là “phá giá” thị trường, các đợt khuyến mại giảm giá của Viettel khi đó đã làm thị trường nóng lên và điều thực tế là hàng triệu sinh viên, người dân lao động cũng có thể sử dụng ĐTDĐ. Hiện tượng khuyến mại thẻ sim liên tục lúc đó cũng đã gây ra tình trạng thuê bao bỏ nhà cung cấp này chạy theo nhà cung cấp kia chỉ cốt hưởng đợt khuyến mại mới. Chuyện một người sở hữu cả vài chục thẻ sim cũng đã được coi là một vấn nạn về thuê bao ảo và lãng phí tài nguyên kho số.

...đến 60 triệu thuê bao và cước giảm 50%

Sau 4 năm kể từ lúc thị trường di động Việt Nam “mở cửa”, đã có 7 nhà khai thác dịch vụ với số lượng người sử dụng tăng gấp hơn 10 lần so với năm 2004. Một điều dễ nhận thấy là chiếc điện thoại di động đã được “phổ cập” đến tận từng thôn xóm để góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Lý do sẽ được làm sáng tỏ qua việc so sánh những con số sau:

Trước đây, để đăng ký dịch vụ trả sau, khách hàng cần phải trả phí hòa mạng, cước thuê bao tháng khoảng 150.000 đồng và đơn giá mỗi phút lên tới 2.000 đồng. Giờ đây, khi đăng ký dịch vụ trả sau, khách hàng được miễn phí hòa mạng, lại được quà tặng lên tới vài trăm ngàn đồng để gọi trong nhiều tháng, cước gọi mỗi phút chỉ còn khoảng 1.000 đồng.

Cước phí dịch vụ di động trả sau cũng thay đổi nhanh chóng. Vào năm 2004, để duy trì hạn gọi và nghe của một thuê bao, khách hàng phải trả ít nhất 200.000 đồng/tháng, cước phí tính theo block 1 phút + 1 phút lên tới 3.000 đồng. Đến thời điểm hiện tại, các thuê bao trả trước chỉ phải trả gần 2.000 đồng/1 phút và được tính cước theo block 6 giây + 1 giây, thậm chí khách hàng có thể sử dụng dịch vụ di động với chi phí hàng tháng bằng 0 khi lựa chọn gói cước Tomato của Viettel. Như vậy, nếu gộp cả phương thức tính cước và giá cước, chi phí sử dụng dịch vụ di động đã giảm hơn 50%.

Việc giá cước viễn thông liên tục hạ với biên độ cao trong mấy năm trở lại đây được coi là tác nhân góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực bưu chính viễn thông, dần đưa Việt Nam trở thành điểm sáng nổi bật về tốc độ phát triển thuê bao di động trên thế giới.

Tính đến tháng 10 năm nay, tổng số thuê bao di động trên cả nước đã đạt mức 60 triệu. Trong đó, Viettel tiếp tục đứng vị trí số một với khoảng 25 triệu thuê bao.

Tiếp theo đây, các nhà khai thác dịch vụ di động tại VN sẽ tiếp hướng đến nền công nghệ hiện đại 3G để có thể triển khai nhiều dịch vụ nội dung hữu ích cho khách hàng. Và chắc chắn, khái niệm dịch vụ di động sẽ được thay đổi, sẽ không chỉ dừng lại ở việc là một phương tiện liên lạc mà có thể là một chiếc máy tính cá nhân để truy cập Internet tốc độ cao, xem truyền hình trực tuyến...

(Theo HNMO)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Khai mạc Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử
  • Hạ tầng kỹ thuật – yếu tố “cần” của chính phủ điện tử
  • Tốp 10 sự kiện khoa học năm 2008
  • Yahoo ra mắt thanh công cụ mới cho trình duyệt web
  • Ra mắt Carrera 911 phiên bản mới
  • Dùng bút để quay camera
  • FX38 có phải kẻ thay thế hoàn hảo?
  • Mạng di động 4G sẽ ra mắt vào cuối năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị