Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ảnh hưởng của gen tới cơ thể và tính cách

Gen quyết định đến sức khoẻ và diện mạo của con người nhiều hơn là tạo nên tính cách - một nghiên cứu mới trên hàng nghìn người sống tại các khu vực riêng biệt trên thế giới đã chỉ ra như vậy.

Theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên Tạp chí PloS Genetics, yếu tố di truyền đóng góp 51% trong việc quyết định chiều cao, cân nặng và hình dáng cơ thể của mỗi người; 25% trong chức năng tim mạch và khoảng 40% trong sự cấu thành máu (như hàm lượng đường và cholesterol). Tuy nhiên, gen chỉ đóng góp 19% trong sự hình thành đặc điểm tính cách (như các vấn đề thần kinh, tính hướng ngoại, sự thân thiện, hay sự ngay thẳng).

Theo Giáo sư Goncalo Abecasis (Trung tâm Nghiên cứu Di truyền, Đại học Michigan, Mỹ), cả hai yếu tố gen và môi trường đều đóng vai trò nhỏ hơn trong sự quyết định hình thành tính cách so với các yếu tố ngẫu nhiên khác.

Ông và cộng sự của mình đã tiến hành thử nghiệm với 6.148 người đến từ đảo Sardinia ở Địa Trung Hải, rất nhiều người trong số họ có họ hàng với nhau, thậm chí là anh chị em ruột. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành xét nghiệm máu, các bài kiểm tra về thể chất và yêu cầu những người tham gia điền một cách trung thực vào tờ khai cá nhân. Đồng thời, họ cũng đo chức năng gan và tuyến giáp, hàm lượng cholesterol, hàm lượng đường trong máu và các chức năng  khác...

Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của gen tới các đặc điểm khác như thế nào, đầu tiên nhóm nghiên cứu đã đo đạc số lượng DNA chung của mỗi cặp họ hàng (ví dụ, DNA của các cặp song sinh giống nhau 100%, anh chị em ruột giống nhau 50%, chú - cháu khoảng 25%, anh em họ khoảng 12,5%); sau đó, họ sẽ đối chiếu các đặc điểm đó với tình hình sức khoẻ, cân nặng, tính cách và các dữ liệu khác của cơ thể. Sau khi đối chiếu cộng với sự phân tích của máy tính, họ nhận thấy rằng, gen tác động tới diện mạo nhiều hơn so với việc tác động lên tính cách của mỗi người.

Mặc dù nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gen có tác động lớn tới diện mạo của mỗi người, nhưng các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng, không nên đổ lỗi cho gen là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì. Theo TS David Schlessinger đến từ Viện Lão khoa quốc gia Hoa Kỳ, chính cách sinh hoạt hàng ngày mới là nguyên nhân chính của bệnh béo phì. "Tuy nhiên, cấu trúc gen cũng giúp một số người có một chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hợp lý hơn những người khác", ông bổ sung.


(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Có thể dùng vi khuẩn biến đổi gen để sản xuất dầu diesel sinh học
  • Cà chua màu tím sắp ra đời
  • Phát hiện gen giúp H5N1 biến đổi đặc tính
  • Bóng đèn kiểu mới sáng và bền hơn
  • Chuẩn bị nhân lực cho 2 nhà máy điện hạt nhân
  • Biến rác thải thành nguồn năng lượng "sạch"
  • Bảo vệ môi trường - yếu tố quyết định thương hiệu doanh nghiệp
  • 12 tấn dầu tràn ra biển Cần Giờ-TPHCM
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị