Các nhà khoa học Thái Lan vừa khám phá được loại gen làm cho lúa có mùi thơm.
Họ đã vừa được cấp bằng sáng chế để bảo vệ bí quyết này, nhằm tránh sự cạnh tranh từ các quốc gia sản xuất gạo với quy mô lớn, bao gồm cả
Theo TS. Apichart Wannavijitr, trưởng nhóm nghiên cứu dự án gen lúa Thái Lan, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra sự đột biến gen tạo nên mùi thơm của gạo hương lài.
“Sự đột biến xảy ra ở một trong các gen, tạo ra mùi thơm cho lúa”, ông nói.
Trong 50.000 gen của gạo hương lài, 8 đặc tính di truyền không hoạt động.
Trong các cuộc thử nghiệm tại phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã thành công khi biến đổi gạo bình thường không có mùi hương của Nhật Bản thành gạo thơm.
Điều đó chứng tỏ rằng, kỹ thuật này cũng có thể được áp dụng cho các loại cây lương thực khác, bao gồm cả lúa mỳ, ngô và đậu tương.
Nhóm nghiên cứu của TS. Apichart Wannavijitr đã xin cấp bằng sáng chế cho công trình của họ. Việc lo ngại các quốc gia sản xuất nhiều lúa gạo khác cũng sử dụng công nghệ này là hoàn toàn có cơ sở bởi ngành sản xuất gạo hương lài của Thái Lan là ngành cung cấp việc làm cho 20 triệu lao động và mang lại doanh thu xuất khẩu hơn 30 triệu đôla/năm.
( theo Tạp chí hoạt động khoa học )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com