Việt Nam đang tập trung vào nghiên cứu những cây lương thực, thực phẩm quan trọng.
Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp cho biết, đến năm 2015 Việt Nam sẽ có giống cây trồng biến đổi gen do các nhà khoa học trong nước tạo ra.
Tại hội thảo "Thành tựu và thực trạng toàn cầu cây trồng biến đổi gen" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 13/2, tiến sỹ Hàm cho biết thế giới đã tạo ra cây trồng biến đổi gen từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đây là một công nghệ mới đòi hỏi có nhiều thời gian và đầu tư. Việt Nam mới bắt đầu đầu tư nghiên cứu từ cuối năm 2006, khoảng thời gian còn quá ít nhưng đã đạt một số thành tựu ban đầu và đã tạo ra được một số dòng cây trồng biến đổi gen đang được đánh giá ở phòng thí nghiệm.
Hiện nay, Việt Nam đang tập trung vào nghiên cứu lúa, ngô, đậu tương là những cây lương thực, thực phẩm quan trọng.
Theo các nhà khoa học, để sử dụng cây trồng biến đổi gen cần phải có quy chế khảo nghiệm và đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khi nào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế này thì cây trồng biến đổi gen trên thế giới mới bắt đầu được triển khai ở Việt Nam.
Tiến sĩ Randy Hautea, Điều phối viên toàn cầu của Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng cây công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp (ISAAA), cho biết, đến năm 2009, số nước trồng cây công nghệ sinh học đã lên tới 25 nước - một kỷ lục mới so với 13 nước năm 2003. Hiện nay Burkina Faso và Ai Cập đã đưa cây trồng biến đổi gen vào canh tác.
Tổng diện tích đất trồng cây công nghệ sinh học trên toàn thế giới từ trước tới nay đạt mức 800 triệu ha. Đặc biệt, trong số 25 nước trồng cây trồng biến đổi gen, có 15 nước là các nước đang phát triển./.
Trong hơn 250 khách tham dự hội thảo khoa học “Sơn nano composite từ vỏ trấu” do tập đoàn Kova tổ chức, có hai vị khách đến từ tập đoàn Grace Davision của Mỹ. Một vị là giám đốc tiếp thị và người còn lại là giám đốc kỹ thuật của vùng.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã tìm ra phương pháp mới cho phép tách sắt khỏi quặng mà vẫn hạn chế được khí thải CO2.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 9/7, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo rằng vào năm 2050, năng lượng Mặt Trời có thể đáp ứng 16% nhu cầu toàn cầu về tạo nhiệt và làm lạnh.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang thực hiện đề tài khoa học "Nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm các phụ gia chứa zeolit từ khoáng sét Yên Dũng nhằm nâng cao hiệu quả trong trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang".
Tại buổi làm việc với Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam (BVMTVN) chiều ngày 11/2 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN & MT) Nguyễn Xuân Cường cho hay, hướng phát triển của Quỹ BVMTVN trong tương lai là phải trở thành một ngân hàng đặc biệt.
Ông Nguyễn Đình Hiệp – Chánh Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương cho biết, năm 2009, Bộ sẽ dành 40 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp 26 tỷ đồng và vốn đầu tư 14 tỷ đồng.
Cùng với Chương trình tòa nhà thương mại tiết kiệm năng lượng đang được tiến hành, năm 2009, chương trình tòa nhà Chính phủ tiết kiệm năng lượng cũng sẽ được triển khai. Đây là các tòa nhà sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng và hoạt động, và có mức tiêu thụ năng lượng lớn thứ hai sau các tòa nhà thương mại.
Với tổng mức đầu tư hơn hơn 4.163 tỷ đồng, đây là Nhà máy xử lý nước thải có công suất vào loại lớn nhất hiện có tại Việt Nam có thể xử lý 141.000m3 nước thải/ngày đêm
Trong năm 2008, thế giới đã chứng kiến hàng loạt cuộc khủng hoảng lớn như giá dầu dao động bất thường, khủng hoảng lương thực, tài chính, suy thoái kinh tế, các thảm họa thiên nhiên và môi trường ngày càng suy yếu.
Trương Vĩnh và các cộng sự ở ĐH Nông Lâm TP.HCM vừa có những kết quả nghiên cứu cho thấy tảo biển Chlorella có nhiều triển vọng ứng dụng tại VN, là nguồn sản xuất biodiesel phong phú mà không xâm hại an ninh lương thực như những loại cây trồng lấy dầu biodiesel khác.