Sau nhiều năm nghiên cứu, ông Trần Văn Huấn một người dân ở quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) đã sáng chế ra thiết bị tận dụng năng lượng mặt trời để đun nước phục vụ sinh hoạt trong gia đình.
Hiện nay thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời bán ở thị trường có giá từ 4 đến 7 triệu đồng trở lên. Trong khi đó nếu áp dụng theo giải pháp này chỉ tốn khoảng một triệu đồng, mà vẫn có nước nóng (từ 32 đến 38 độ C) đủ dùng để tắm cho bốn người trong ngày...
Giải pháp đơn giản nhưng tính ra thì khá hiệu quả, người dân có thu nhập từ trung bình đến thấp đều có thể thực hiện được. Ngoài kinh phí khoảng gần một triệu đồng để mua vật tư, để có thể thực hiện thành công giải pháp này chỉ cần chịu khó và một chút khéo tay. Nguyên tắc chung của giải pháp "nước nóng bằng năng lượng mặt trời" khá đơn giản: Trong ngày khi nước tự chảy vào đầy khạp và các ống típ i-nốc (khi nước đầy, van tự động sẽ đóng lại). Từ khoảng 9 đến 10 giờ trở đi, trời bắt đầu nắng, mái tôn trên mái nhà nóng lên truyền nhiệt vào các ống típ i-nốc, từ đó làm nước bên trong ống nóng lên. Trong ống sẽ có luồng đối lưu đưa nước nóng lên phía trên vào khạp, và nước lạnh từ khạp xuống các ống típ i-nốc. Cứ tuần hoàn như vậy cả khối nước trong khạp và các ống típ i-nốc sẽ nóng lên. Trên miệng khạp được đậy bằng tấm mút xốp để hạn chế tỏa nhiệt, do khạp bằng đất nên nước cũng được giữ nhiệt khá tốt. Ðể có thể thu nhiệt được hiệu quả hơn thì mái nhà nơi để giàn thu nhiệt phải không bị che khuất bởi những nhà cao tầng hay bóng cây xanh.
Nơi nào nước máy có đủ áp lực chảy lên được nóc nhà là có thể áp dụng được giải pháp này. Các vật tư cần thiết cho giải pháp "nước nóng bằng năng lượng mặt trời" bao gồm: một vại (khạp) bằng đất nung có dung tích từ 40 đến 60 lít, các ống típ i-nốc, ống nhựa dẫn nước (đường kính khoảng 21 mm), ống dẫn nước có khả năng chịu nhiệt (có lõi nhôm bên trong, có đường kính khoảng 22 mm) và một số vật liệu khác như van đóng mở nước, van khóa nước tự chảy... Khạp đất nung sẽ được đục hai lỗ cách đáy khạp 3 - 5 cm, lỗ thứ nhất có đường kính 4 - 5 cm, lỗ thứ hai có đường kính 3 - 4 cm (vị trí giữa các lỗ đục còn tùy thuộc vào nơi đặt khạp trên mái nhà). Giàn thu nhiệt bằng các ống típ i-nốc được hàn nối theo kiểu hình răng bừa. Răng bừa là các ống típ i-nốc vuông hay tròn (có cạnh 20 x 20 mm, hoặc đường kính 20 mm), chiều dài ống típ từ 2 đến 3 m, số lượng từ 4 đến 5 ống. Các ống típ (của răng bừa) được hàn kín một đầu, còn đầu kia nối với một thân bừa. Thân bừa cũng là một ống típ i-nốc có đường kính to hơn các ống típ của răng bừa. Ðường kính của ống típ thân bừa từ 3,8 cm trở lên và dài từ 1,2 đến 1,4 m. Ở phần đối diện với hàng răng bừa hàn thêm một ống típ i-nốc dài khoảng 0,4 đến 0,5 m. Ðầu còn lại của đoạn ống típ này sẽ gắn với khạp (toàn bộ giàn ống típ i-nốc này đều chứa được nước bên trong). Hệ thống gồm khạp, dàn thu nhiệt sẽ được đặt trên nóc nhà (nhà trệt). Ðặt khạp ở phần cao hơn, phần thấp hơn là giàn thu nhiệt. Ðầu ống dàn thu nhiệt nối với khạp qua lỗ đã đục sẵn, vết nối được trám bằng xi-măng. Một lỗ đục khác của khạp (lỗ đục này sẽ hướng về phía phòng tắm) sẽ gắn với một ống nối bằng đồng (cũng trám bằng xi-măng), ống nối này sẽ nối với ống dẫn nước (loại có khả năng chịu nhiệt) dẫn nước từ khạp - đã được đun nóng bằng năng lượng mặt trời - vào phòng tắm. Ðể cung cấp nước lạnh vào khạp, từ ống nước gia đình đang dùng nối một đường ống (đường kính 21 mm) lên khạp. Trên miệng khạp lắp một van đóng mở tự động, khi nước đầy khạp van sẽ tự động ngắt, khi vơi nước sẽ lại tự chảy vào khạp.
Ông Trần Văn Huấn cho biết, giải pháp chỉ đơn giản như vậy, nhưng rất hiệu quả trong những ngày nắng tốt (từ 9 - 10 giờ sáng đến 5 - 6 giờ chiều) nước trong khạp có thể đạt đến 32 - 40 độ C, nhiệt độ này vừa đủ để tắm. Ông cho hay, hơn một năm nay gia đình ông (bốn người lớn) thoải mái có nước nóng để tắm mà không phải tốn tiền ga (nấu nước sôi), tiền điện (dùng máy nước nóng). Ông vừa lắp đặt thêm một bộ "nước nóng bằng năng lượng mặt trời" này cho một người bà con của ông. Gần 6 tháng nay bộ "nước nóng bằng năng lượng mặt trời" thứ hai này cũng hoạt động rất hiệu quả. Hạn chế duy nhất của giải pháp này là vào chiều tối khi hết nắng thì nhiệt độ nước trong khạp và ống sẽ bị giảm, do vậy vào sáng sớm sẽ không có nước nóng để dùng. Hiện ông Huấn đang khắc phục hạn chế này bằng cách sẽ lắp đặt thêm một bình chứa nước phụ bên trong nhà tắm. Bình chứa nước phụ này sẽ được thiết kế có khả năng giữ nhiệt tốt (tương tự như bình thủy). Buổi chiều khi trời còn nhiều ánh nắng, nhiệt độ nước trong khạp và các ống típ i-nốc còn cao, sẽ được dẫn xuống giữ ấm vào bình chứa nước phụ. Nước trong bình phụ này sẽ được dùng cho buổi sáng sớm. Sau đó khi nắng lên sẽ tiếp tục dùng nước trên khạp như bình thường.
Trong hơn 250 khách tham dự hội thảo khoa học “Sơn nano composite từ vỏ trấu” do tập đoàn Kova tổ chức, có hai vị khách đến từ tập đoàn Grace Davision của Mỹ. Một vị là giám đốc tiếp thị và người còn lại là giám đốc kỹ thuật của vùng.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã tìm ra phương pháp mới cho phép tách sắt khỏi quặng mà vẫn hạn chế được khí thải CO2.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 9/7, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo rằng vào năm 2050, năng lượng Mặt Trời có thể đáp ứng 16% nhu cầu toàn cầu về tạo nhiệt và làm lạnh.
Từ năm 2002, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (IMI) thuộc Bộ Công thương chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học - công nghệ thí điểm theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Đến nay, IMI đã tạo ra hàng trăm sản phẩm cơ điện tử có chất lượng, cũng vì thế doanh thu tăng trưởng hơn năm lần so với thời kỳ chưa chuyển đổi.
Hội thảo tham vấn quốc gia "Nước cho lương thực và hệ sinh thái" (WFE) và chương trình "Diễn đàn Tài nguyên nước vùng Mekong (MRWD) - Hợp phần Việt Nam", diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/12, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường vừa công bố kết luận thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành Luật Bảo vệ môi trường tại Công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Lidovit. Theo đó, công ty này đã có nhiều hành vi vi phạm môi trường.
Hôm nay 12-12, hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai sẽ diễn ra tại TPHCM. Tại hội nghị này, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (UBBVSĐN) do đồng chí Lê Hoàng Quân (ảnh), Chủ tịch UBND TPHCM làm Chủ tịch cũng sẽ ra mắt. PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân về những mục tiêu, biện pháp cụ thể của UB này trong thời gian tới.
Việc tái chế rác sinh hoạt thành những sản phẩm có ích là điều cần được khuyến khích. Song tái chế rác có đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo ra những sản phẩm an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng hay không cũng là vấn đề rất đáng bàn. Còn đó không ít nghi ngại về thực trạng tái chế rác sinh hoạt ở Đồng Nai.
Sở Tài nguyên và môi trường Đồng Nai cho biết, hiện nay mỗi ngày người dân toàn tỉnh thải ra trên 1.000 tấn rác sinh hoạt, thế nhưng các doanh nghiệp thu gom rác thải sinh hoạt chỉ được khoảng 700 tấn, còn lại trên 300 tấn đang được thải tự do ra môi trường. Lượng rác thải tự do này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhiều người dân.
Suy thoái kinh tế nghiêm trọng ở Mỹ đã khiến thị trường dành cho các loại nguyên liệu tái chế cũng khốn đốn theo
Nếu loại bỏ bóng đèn dây tóc, các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ tiết kiệm được khoảng 13 tỷ USD tiền điện mỗi năm và giảm được hơn 13 triệu tấn khí thải CO2.