Cơ sở dữ liệu về mẫu tế bào gen của tất cả các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc đã được xây dựng về cơ bản sau một thập kỷ tiến hành điều tra và lấy mẫu tế bào trên khắp cả nước.
Nhóm nghiên cứu do nhà điều tra chính Chu Jiayou chỉ đạo và được sự hỗ trợ hợp tác của Viện Y học và Viện khoa học Trung Quốc đã thu thập được khoảng 3.119 loại gen và lưu giữ khoảng 6.010 mẫu DNA cho việc nghiên cứu chuyên sâu.
Ông Chu cho Tờ tin tức khoa học của Bộ Y tế Trung Quốc biết, nhóm các nhà khoa học cũng phát triển một công nghệ ổn định và đủ khả năng chuyển đổi tế bào bạch huyết B thành tế bào vĩnh cửu nhờ việc sử dụng một loại virus tên là Epstein-Barr.
Các tế bào vĩnh cửu có thể được lưu giữ tại phòng thí nghiệm để nghiên cứu trong thời gian dài.
Qua việc quan sát bộ gen của các nhóm người thiểu số, công nghệ này giúp cho việc nghiên cứu của các nhà khoa học trong việc xác định tác nhân gây bệnh từ gen, chẩn đoán và điều trị bằng gen.
Với số dân lớn nhất thế giới và 56 dân tộc, Trung Quốc là quốc gia giàu nguồn gen. Các nhóm dân tộc khác nhau có các hệ thống hoạt chất enzyme và tế bào bạch huyết kháng thể khác nhau.
Theo ông
Cơ sở dữ liệu tế bào của Trung Quốc có thể mở cửa cho các phòng thí nghiệm nước ngoài sử dụng trong việc nghiên cứu. Có khoảng 149 dòng tế bào đã được cung cấp cho trung tâm nghiên cứu bộ gen người tại châu Âu.
Nhóm các nhà khoa học Trung Quốc cũng nghiên cứu sự đa dạng về gen của các mẫu tế bào, gồm việc nghiên cứu thể hạt DNA, nhiễm sắc thể Y, và các tế bào đơn nucleotide đa hình thái.
Các nhà khoa học đã thực hiện quét và lưu dữ liệu gen của 28 dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, xây dựng cây gen với 32 dân tộc vùng Đông Á, và so sánh đối chiếu 15 nhóm dân tộc thiểu số trên thế giới. Một số kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí uy tín như Nature và Human Gentics.
(Theo tạp chí hoạt động khoa học )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com