Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hậu Giang: Nghiệm thu đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trong quản lý sâu, rầy hại cây có múi cây xoài và nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm sinh học...

Đề tài  “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trong quản lý sâu, rầy hại cây có múi cây xoài và nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm sinh học đối với rệp sáp trên cây dứa và cây có múi” do TS Nguyễn Thị Lộc, Viện lúa ĐBSCL làm chủ nhiệm và Viện lúa ĐBSCL là đơn vị chủ trì thực hiện, đây là đề tài nằm trong danh mục thực hiện năm 2005.

Nội dung của Đề tài: Điều tra nhanh về hiện trạng canh tác cây ăn trái, thành phần, mức độ gây hại của một số sâu hại chính trên cam, quýt, bưởi, xoài và tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên các cây trồng này tại những điểm chuẩn bị xây dựng mô hình; sản xuất 1.203kg chế phẩm Metarhizium anisopliae (Ma) và Beauveria bassiana trong phòng trừ dịch hại cây ăn trái, phục vụ cho các thí nghiệm diện hẹp và các mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trong quản lý sâu hại cây có múi và cây dứa; đánh giá hiệu lực sinh học của các mẻ chế phẩm B.b và M.a đã sản xuất ra đối với rầy mềm và rầy chổng cánh hại cây có múi và cây dứa tại Hậu Giang; thực hiện các thí nghiệm trong phòng và trong nhà lưới để đánh giá hiệu lực của chế phẩm M.a và B.b đối với rệp sáp hại dứa và cam, quýt; thực hiện các thí nghiệm diện hẹp tại vườn để khảo sát hiệu lực của 2 chế phẩm sinh học M.a và B.b đối với rệp sáp hại dứa và cam, quýt; chọn điểm xây dựng mô hình; tập huấn cho cán bộ kỹ thuật cơ sở và nông dân về các biện pháp trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi và cây xoài, đặc biệt chú trọng về quy trình kỹ thuật ứng dụng 2 chế phẩm  sinh học B.b và M.a trong phòng trừ sâu hại cây có múi và cây xoài để xây dựng mô hình ứng dụng 2 chế phẩm trừ sâu sinh học này trong quản lý sâu hại trên cây có múi và cây xoài; xây dựng mô hình trình diễn về ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học M.a và B.b để quản lý các loài sâu rầy, bọ xít trên cây có múi  và cây xoài; tổ chức các cuộc Hội thảo đầu bờ cho nông dân tại các điểm mô hình để phổ biến và nhân rộng các mô hình trên…

Qua kết quả nghiên cứu Đề tài cho thấy:

- Hai chế phẩm nấm xanh Ometar và M.a (TG4-RMCQ) được sản xuất theo quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi nấm của bộ môn có hiệu lực cao và ổn định đối với rầy mềm và rầy chổng cánh hại cam, quýt.

- Chế phẩm nấm xanh Ometar có hiệu quả khá cao trong việc phòng trừ rệp sáp hại dứa. Hỗn hợp Ometar với 0,1% nước rửa chén có làm tăng hiệu quả của chế phẩm Ometar đối với rập sáp hại dứa, tuy không tăng cao một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của Ometar đơn độc. Hai chế phẩm nấm xanh Ometar và M.a (TG4-RMCQ) và phối hợp của chúng với 0,1% Mỹ Hảo chỉ có hiệu lực trung bình đối với rệp sáp hại cây có múi. Chế phẩm nấm trắng Biovip và hỗn hợp Biovip với 0,1% Mỹ Hảo đều không có hiệu quả trong việc phòng trừ rệp sáp hại dứa và rệp sáp hại cây có múi.

- Kết quả 30 mô hình trình diễn “Ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học M.a và B.b trong hệ thống IPM trên cây có múi” cho thấy, khi ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học M.a và B.b để quản lý côn trùng hại cây có múi thì mật số của rầy mềm, rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa và rệp sáp hại cây có múi ở vườn mô hình luôn thấp hơn so với vườn đối chứng. Các mô hình trình diễn đều phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

- Kết quả của 15 mô hình trình diễn “Ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học M.a và B.b trong hệ thống IPM trên cây xoài” cho thấy khi ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học M.a để quản lý côn trùng gây hại cây xoài thì mật số của rầy bông, sâu ăn lá và rệp sáp hại xoài ở vườn mô hình luôn thấp hơn so với vườn đối chứng. Các mô hình trình diễn đều phát triển tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

- Khi so sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình trình diễn (ứng dụng chế phẩm M.a/B.a) với vườn đối chứng của nông dân (sử dụng thuốc hóa học và phun định kỳ) tại các điểm thực hiện mô hình thì kết quả  cho thấy là mô hình “Ứng dụng chế phẩm M.a/B.b trừ sâu rầy hại cam mật 2-3 năm tuổi” đã giảm chi phí thuốc BVTV là 805.000đ/ha so với đối chứng; mô hình “Ứng dụng chế phẩm sinh học Ometar trừ rầy bông hại xoài” đã giảm chi phí thuốc BVTV 1.320.000đ/ha so với đối chứng; mô hình “Ứng dụng chế phẩm M.a/B.b trừ sâu rầy hại cam sành 4-5 năm tuổi” đã cho lợi nhuận cao hơn vườn đối chứng là 1.390.000đ/ha; mô hình “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh M.a trừ sâu rầy hại bưởi năm roi 5-6 năm tuổi” đã cho lợi nhuận cao hơn vườn đối chứng là 1.682.000đ/ha.

- Cả hai chế phẩm sinh học từ vi nấm M.a/B.b không gây ảnh hưởng xấu tới hệ thiên địch của sâu hại cây có múi và sâu hại xoài.

Đề tài đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị