Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiền Giang: Thử nghiệm mô hình cải tạo giống dê địa phương

Nghề chăn nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu đời, nhưng hầu hết nuôi theo phương thức quảng canh chăn thả tận dụng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 1999, tổng đàn dê cả nước có 530.000 con, trong đó: 72,5% phân bố ở miền Bắc; 27,5% ở miền Nam (Tây Nguyên chiếm 12,3%, duyên hải miền Trung 8,9%, Đông và Tây Nam Bộ chỉ chiếm 2,1% và 3,85%); đến năm 2006 đạt 1.525.300 con. Năm 2007, theo tính toán sơ bộ của Tổng cục thống kê cả nước đã có 1.777.600 con, trong đó đàn dê ở vùng núi phía Bắc chiếm 48% tổng đàn dê cả nước và chiếm 67% tổng đàn dê của miền Bắc.

Nghề chăn nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu đời, nhưng hầu hết nuôi theo phương thức quảng canh chăn thả tận dụng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 1999, tổng đàn dê cả nước có 530.000 con, trong đó: 72,5% phân bố ở miền Bắc; 27,5% ở miền Nam (Tây Nguyên chiếm 12,3%, duyên hải miền Trung 8,9%, Đông và Tây Nam Bộ chỉ chiếm 2,1% và 3,85%); đến năm 2006 đạt 1.525.300 con. Năm 2007, theo tính toán sơ bộ của Tổng cục thống kê cả nước đã có 1.777.600 con, trong đó đàn dê ở vùng núi phía Bắc chiếm 48% tổng đàn dê cả nước và chiếm 67% tổng đàn dê của miền Bắc.

Trong những năm 2003- 2004, dịch cúm gia cầm bùng phát trong cả nước, đã có nhiều trại chăn nuôi gia cầm ở Tiền Giang, đặc biệt là ở các huyện Châu Thành, Chợ Gạo, TP Mỹ Tho bị thua lỗ nặng và phải dẹp bỏ vì không thể tiếp tục nuôi gia cầm do điều kiện vệ sinh môi trường, nguồn vốn, con giống….

Trước tình hình đó, nhiều người đã quyết định chuyển đổi giống vật nuôi để tiếp tục nghề nghiệp, tận dụng chuồng trại, cơ sở vật chất và lao động. Cùng với sự phải chuyển từ chăn nuôi gia cầm sang các giống vật nuôi khác thì giá dê giống và dê thịt trên thị trường vào thời điểm 2003-2004 tăng cao, thôi thúc người chăn nuôi chọn dê làm đối tượng chính, khiến cho nhu cầu về con giống ngày càng tăng cao.

Tuy nhiên, giống dê địa phương (còn gọi là dê Bách Thảo) nuôi lấy thịt có tầm vóc nhỏ bé, kỹ thuật chăn nuôi dê cũng chưa được phổ biến rộng rãi, chất lượng con giống chưa tốt vì trong một thời gian dài nghề chăn nuôi dê chỉ là tự phát, đặc biệt là công tác giống ở địa phương hầu như chưa được tiến hành một cách có hệ thống dẫn đến tình trạng đồng huyết - thoái hoá về giống; thức ăn không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tỷ lệ sống thấp… dẫn đến hiệu quả chăn nuôi không cao, không phát huy được tiềm năng phát triển nghề chăn nuôi dê ở Tiền Giang.

Trước tình hình thực tế trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang đã chủ trì thực hiện đề tài “Thử nghiệm mô hình cải tạo giống dê địa phương”, do ThS Phạm Văn Nghi làm chủ nhiệm với mục tiêu nuôi thử nghiệm một số giống dê năng suất, chất lượng cao về sữa, thịt tại địa phương; đồng thời cải tạo giống dê hiện có của địa phương bằng các giống dê có năng suất chất lượng cao về sữa, thịt.

Đề tài được thực hiện trong 36 tháng tại các huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, TP Mỹ Tho, với tổng số dê nhập 25 con (trong đó có 14 dê cái) thuộc 05 giống chia thành các nhóm:

- Nhóm chuyên thịt: Boer.

- Nhóm kiêm dụng: Jumnapari, Barbari .

- Nhóm chuyên sữa: Saanen, Alpine.

Nhìn chung, đàn dê nhập có sức chịu đựng và đề kháng khá tốt với bệnh tật, bước đầu thích nghi được với điều kiện khí hậu, chăn nuôi ở Tiền Giang.

Qua kết quả khảo sát các chỉ tiêu cho thấy, dê Bách Thảo có rất nhiều ưu điểm về sinh sản và sinh trưởng cũng như tính chịu đựng kham khổ và chống đỡ với bệnh tật. Đây là một giống dê có nhiều triển vọng cần quan tâm bảo tồn và phát triển.

Tuy nhiên, về khả năng tăng trọng và sự phát triển các chiều đo của dê Bách Thảo còn thấp hơn các giống dê hướng thịt cao sản; như về chiều cao vai của dê Jumnapari, vòng ngực và trọng lượng của dê Bách Thảo nhất thiết phải sử dụng các giống dê Boer, Jumnapari để lai kinh tế hoặc cải tiến đối với dê Bách Thảo.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Đề tài đã nhập nuôi thành công 5 giống dê có năng suất, chất lượng thịt - sữa cao và được nhiều nông dân chăn nuôi dê đồng tình hưởng ứng tham gia; dê thuần cao sản nhập nội đã thích nghi và phát triển khá tốt tại Tiền Giang; có 630 dê cái Bách Thảo được phối giống và 1.283 dê con được sinh ra, trong đó có 313 (49,68%) dê cái được phối với dê đực cao sản tạo ra 589 dê con, gồm 65 dê thuần thế hệ F1 (11,03%) và 524 dê lai F1 (88,96%) giữa các dê đực giống cao sản với dê cái Bách Thảo.

Từ kết quả của mô hình, các công thức lai được khuyên cáo áp dụng là:

- Nuôi dê theo hướng thịt cho dê nái nền Bách Thảo phối giống với dê Boer, hoặc Jumnapari.

- Nuôi dê theo hướng sữa thì nên cho nái nền Bách Thảo phối giống với dê đực Saanen hoặc Alpine.

Để chọn lọc và tổ chức quản lý tốt đàn dê giống nên áp dụng tỷ lệ dê đực/dê cái là 1/20- 1/40, tách nuôi riêng dê đực lúc 3 tháng tuổi.

Đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại B và giao cho Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư ứng dụng.

 

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Sản xuất thiết bị đọc mã vạch
  • Lắp đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng mặt trời
  • Hoạt động NCHK&CGCN của Trường Đại học Cần Thơ
  • Hà Nội: Đưa 34 kết quả nghiên cứu KH-CN vào ứng dụng thực tế
  • Ứng dụng giải pháp tiết kiệm điện năng: Bảo vệ môi trường và tạo sức cạnh tranh
  • "Bể phốt kiểu mới" của Việt Nam đoạt Huy chương vàng quốc tế
  • Bến Tre: Mô hình sản xuất chỉ xơ dừa suông và cán, kéo sắt phế liệu ra thành phẩm
  • Phú Yên: Nghiệm thu dự án Xây dựng mô hình ứng dụng dung dịch điện hoạt hoá thay thế các hoá chất khử trùng trong sản xuất tôm giống
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị