Năm 2015, các doanh nghiệp công nghệ thông tin có thể sản xuất một số linh kiện thay thế nhập khẩu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phê duyệt đề án đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông.
Hướng chủ đạo của đề án này là đưa công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với tăng trưởng hàng năm cao gấp 2 - 3 lần tăng trưởng GDP.
Mục tiêu cụ thể đầu tiên mà đề án đưa là phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông. Theo đó, đến năm 2015, 30% số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử viễn thông tốt nghiệp đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ tham gia thị trường lao động quốc tế, tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 50%.
Tới năm 2020, 80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế, tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 70%.
Đề án cũng đặt ra mục tiêu, tới năm 2015, Việt Nam đứng trong top 15 quốc gia dẫn đầu thế giới về dịch vụ gia công phần mềm, nội dung số và vượt lên top 10 vào năm 2020.
Ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin phải trở thành lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất trong các ngành kinh tế. Các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam làm chủ thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu.
Với mục tiêu này, đến năm 2015, các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin có đủ năng lực thiết kế và sản xuất một số phần cứng và linh kiện thay thế nhập khẩu, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo vi mạch tích hợp.
Trong lĩnh vực hạ tầng băng rộng, đến năm 2015, Việt Nam sẽ cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường trên cả nước, kết nối Internet đến tất cả các trường học; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 85% dân cư; Việt Nam đứng thứ 65 trở lên trong bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU);
Năm 2020, sẽ hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết số thôn, bản; phủ sóng thông tin di động băng rộng 95% dân cư; đứng thứ 55 trở lên trong bảng xếp hạng của ITU (nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng).
Đề án cũng sẽ hỗ trợ những doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn mở rộng thị trường để vươn tầm khu vực và thế giới, hướng tới có một số doanh nghiệp đạt doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2015 và 15 tỷ USD vào năm 2020.
Đồng tác giả, tiến sỹ Phạm Mạnh Thảo, Học viện Kỹ thuật Quân sự và tiến sỹ Doãn Anh Tú, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (Bộ Quốc phòng) lần đầu tiên nghiên cứu, chế tạo thành công pin hoạt hóa nhiệt ở Việt Nam.
Nếu coi các dự án rau an toàn (RAT) ở Hà Nội là sự thiết lập một quy trình khép kín trong sản xuất và tiêu thụ để đưa RAT đến với rộng rãi người tiêu dùng thì sự ra đời của cơ sở sản xuất - sơ chế - tiêu thụ RAT VietGap quy mô tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm được coi là chìa khóa tạo ra bước ngoặt mới cho RAT Thủ đô.
Hà Nội hiện có 11 bệnh viện đa khoa tuyến thành phố, 14 bệnh viện chuyên khoa và 13 bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Với hệ thống 38 bệnh viện, thời gian qua, chuyên ngành ngoại khoa của Hà Nội có bước phát triển vượt trội. Nhiều kỹ thuật phẫu thuật khó đã được các bác sỹ của Hà Nội triển khai đầu tiên trong nước cũng như trong khu vực, đem lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh.
Ngày 21/9, tại sân vận động trung tâm thủ đô Cairo của Ai Cập, đội tuyển Robocon Việt Nam đã xuất sắc lọt vào vòng chung kết và giành giải nhì cuộc thi sáng tạo Robocon quốc tế châu Á-Thái Bình Dương.
TS Hồ Anh Sơn và cộng sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng sinh - y - dược học (Học viện Quân y) vừa nghiên cứu thành công mô hình chảy máu não trên chuột nhắt.
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) cho biết, trên cơ sở hợp tác với Trung tâm Khoa học Nga, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (thuộc VAST) vừa sản xuất thành công cồn tuyệt đối độ sạch cao bằng phương pháp không dùng tác nhân hóa học.
Tại hội thảo về một số kết quả bước đầu phương pháp tạo trầm trên cây dó bầu, vừa tổ chức tại TPHCM. Hội Trầm hương Việt Nam cảnh báo, hiện có rất nhiều phương pháp tạo trầm trên cây dó bầu, nhưng hiệu quả chưa rõ ràng. Hiện Hội Trầm hương Việt Nam mới thử nghiệm 3 phương pháp tại một số trang trại trồng dó bầu ở Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu…
Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển công nghệ sinh học trong quá trình công nghiệp hóa công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nhưng cũng rất quan tâm đến vấn đề bảo đảm an toàn sinh học.