Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Con giống gà công nghiệp: Nước ngoài nắm giữ

Công nhân tại một trại gà công nghiệp ở Bình Phước đang thu hoạch trứng. Ảnh: Ngọc Hùng

Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam trong tất cả các khâu chăn nuôi gà công nghiệp thì con giống đang là điểm yếu nhất của ngành chăn nuôi và điều này đã được các công ty nước ngoài khi đầu tư vào chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam tận dụng triệt để.

“Các công ty sản xuất gà giống nuôi công nghiệp thường một mình một chợ nên họ muốn được lợi nhuận nhiều hơn khi bắt buộc các trang trại phải mua luôn thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và bán sản phẩm cho họ thì mới đồng ý bán gà giống”, ông Trần Công Xuân, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết.

Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết khi phát triển chăn nuôi gà theo hướng trang trại công nghiệp đã giúp ngành chăn nuôi phát triển ổn định về số lượng đàn, kiểm soát dịch bệnh tốt hơn nhưng hệ lụy là lại phụ thuộc gà giống từ các công ty nước ngoài.

“Hiện ngành chăn nuôi Việt Nam chỉ chủ động được giống gà thả vườn, còn giống gà nuôi ở trang trại công nghiệp phải nhờ vào nguồn cung từ các công ty nước ngoài”, ông Giao cho hay.

Theo hiệp hội chăn nuôi gia cầm tỉnh Bình Phước mới thành lâp ngày 20/6, các tỉnh Đông Nam bộ có khoảng 700 trại chăn nuôi gà công nghiệp nhưng đa phần số đó là nuôi gia công cho các công ty nước ngoài và số lượng trang trại nuôi gia công còn có thể tăng lên trong những năm tới.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Bình Dương: Đề xuất 3 giải pháp
  • Không thể mơ mãi giấc mơ nội địa hóa
  • Mía đường được mùa không hẳn đã vui
  • Sản xuất và xuất khẩu sắn: đã đến lúc cần hạn chế!
  • Ðẩy mạnh sản xuất, tham gia bình ổn giá giấy
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
  • Ngành mía đường: Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn
  • Mùa muối không ngọt ngào
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container