Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tồn kho hay sản xuất đón đầu

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến hiện đã tăng 27,5% so với thời điểm ngày 1/6/2009.
 
Tồn kho lớn đang tập trung ở ngành sản xuất bơ sữa (tăng 100% so với cùng kỳ năm 2009); sản xuất thức ăn gia súc (tăng 68%); ngành sản xuất đồ uống không cồn (tăng 389,6%); ngành sản xuất xi măng, vôi, vữa (tăng 146%); sắt thép (tăng 32,2%); sản xuất mô tô, xe máy (tăng 78,4%)... Trong khi đó, nếu tính theo từng mặt hàng, thì chỉ tính riêng trong ngành sản xuất bơ sữa, tồn kho của mặt hàng sữa hộp đặc có đường đã tăng 82,1% so với thời điểm 1/6/2009, còn tỷ lệ này của sữa tươi tiệt trùng là 171,9%, sữa bột là 41,4% và sữa chua là 82,7%. Các mặt hàng tồn kho lớn khác có thể kể đến là nước quả các loại (tăng 577%); giày, dép vải (119%); xi măng poóc-lăng đen (146%)...

Với cái nhìn khá thận trọng, TS. Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội) cho rằng, cần phải căn cứ vào cơ cấu hàng tồn kho mới có thể đánh giá được mức tăng hàng tồn kho như vậy là tốt hay xấu.

“Nếu là tồn kho lớn ở các mặt hàng đang được tiêu thụ tốt, thì đáng mừng, bởi doanh nghiệp có lượng hàng dự trữ để sẵn sàng cung ứng ra thị trường. Cũng có thể, tồn kho lớn là do doanh nghiệp đang tích trữ nguyên liệu phục vụ sản xuất, mà trong những tháng đầu năm, họ tranh thủ nhập để tận dụng giá rẻ, hay nhập để sản xuất đón đầu thị trường”, ông Phong nói.

Có quan điểm khá tương đồng, ông Phạm Đình Thuý, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp - Xây dựng (Tổng cục Thống kê) cho rằng, mặc dù chỉ số hàng tồn kho ở mức hơi cao, nhất là khi chỉ số tiêu thụ chỉ ở mức 11,5%, nhưng con số này thấp hơn đáng kể so với mức tồn kho tăng 34,8% vào thời điểm này năm 2009 và mức 70,5% vào tháng 1/2009. Theo ông Thúy, điều này có thể cho thấy, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp đang phục hồi.

“Nên nhìn nhận tồn kho lớn ở thời điểm này là do doanh nghiệp đang tăng cường sản xuất để chuẩn bị đón đầu thị trường vào cuối năm, khi kinh tế thế giới và trong nước phục hồi”, ông Thuý nói.

Cũng cần phải nhắc lại rằng, với các số liệu về hàng tồn kho được công bố vào thời điểm giữa năm ngoái, không ít chuyên gia kinh tế đã bày tỏ lo ngại về hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, khi giá trị sản xuất bắt đầu tăng, nhưng sản phẩm không tiêu thụ được.

Tuy nhiên, khi kinh tế phục hồi thì cái nhìn của các chuyên gia dường như lạc quan hơn. Không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, tồn kho sau khủng hoảng là tốt, thậm chí không nên gọi đó là hàng tồn kho, mà phải coi là việc chủ động tích trữ hàng hóa.

Mặc dù vậy, như TS. Nguyễn Minh Phong đã nhận định, cần phải nhìn vào cơ cấu hàng tồn kho mới có thể phân tích một cách khách quan về tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

Tuy vậy, trên một khía cạnh nào đó, vẫn có thể thấy sự “lệch pha” giữa tốc độ tăng tiêu thụ và tốc độ tăng hàng tồn kho bởi với   một số mặt hàng, như sữa hộp đặc có đường, gạo xay xát và đánh bóng, đường tinh chế và đường chưa luyện, cà phê bột các loại..., chỉ số tiêu thụ thậm chí còn giảm so với thời điểm năm ngoái, khi sức mua vẫn đang trong kỳ suy giảm. Đây là điều cần được quan tâm, bởi điều đó cho thấy những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải tiếp tục phải gánh chịu. Với tình hình thị trường tiêu thụ như vậy, doanh nghiệp phải có những cái nhìn nhạy bén hơn khi đưa ra các quyết định sản xuất để đón đầu.

“Sản xuất đón đầu là tốt. Hàng tồn kho cũng có thể là tốt. Nhưng cũng cần thận trọng, phải xem giá bán ra sau này thế nào, thì mới có thể khẳng định được hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Phong nói.

Sản xuất đón đầu là tốt. Hàng tồn kho cũng có thể là tốt. Nhưng cũng cần thận trọng, phải xem giá bán ra sau này thế nào, thì mới có thể khẳng định được hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp

(Theo Hà Nguyễn // Báo đầu tư)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Bao giờ?
  • Công nghiệp hỗ trợ cần... hỗ trợ
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút vốn FDI
  • Chủ động nguồn nguyên liệu để bình ổn giá giấy
  • Bông vải hay thời trang?
  • Muối vẫn chưa hết... đắng
  • Bỏ hạn ngạch và điều tiết bằng chính sách thuế
  • Lại một mùa muối... đắng!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container