Ông Peter T. Mangione đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý cho các DN da giày Việt Nam, nhằm nâng cao giá trị gia tăng và giảm bớt gánh nặng về lao động.
Ông David Jiang, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Đài Loan cho rằng, đã đến lúc DN Việt Nam cần thay thế công nghệ hiện có bằng công nghệ mới. Công nghệ mới chưa chắc đã đắt nhiều hơn công nghệ cũ, nhưng nó sẽ an toàn hơn cho sức khoẻ người lao động và góp phần giảm thiểu được một số khâu nếu được tự động hoá, tạo điều kiện để ngành tăng năng suất.
Mặc dù được xếp hạng là nước sản xuất giày dép lớn thứ 4 thế giới, nhưng nhìn tổng thể, quy mô sản xuất của ngành da giày nước ta còn khá manh mún, do 80% nguyên phụ liệu phụ thuộc vào nhập khẩu, trình độ công nghệ và nguồn nhân lực còn thấp.
Theo thống kê của Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), trình độ công nghệ sản xuất của ngành da giày Việt Nam hiện phổ biến ở mức trung bình và trung bình khá. Quá trình sản xuất mới đang được cơ giới hoá, mà chưa được tự động hoá, tỷ lệ công việc làm thủ công hiện còn ở mức cao. Đây cũng là khâu yếu nhất của ngành da giày và là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến năng suất lao động của ngành luôn ở mức thấp, kéo theo người lao động thường xuyên phải làm thêm giờ.
Trong khi đó, những công nghệ cao như sản xuất các loại giày đặc chủng, giày thể thao chuyên dụng đẳng cấp cao, giày y tế và giày thời trang cao cấp hiện còn ở ngoài tầm với của các doanh nghiệp Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso cho hay, do còn những khó khăn, nên đầu tư cho khoa học - công nghệ của ngành trong những năm qua hầu như không đáng kể. Cơ sở hạ tầng khoa học - công nghê ngành da giày còn quá nghèo nàn, lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… Đặc biệt, mức độ tụt hậu về khoa học - công nghệ lên tới 20 - 30 năm.
Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu triển khai ở các DN còn rất yếu. Phần lớn các DN, cơ sở sản xuất chưa có bộ phận nghiên cứu và triển khai công nghệ, hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ do đối tác nước ngoài thực hiện.
Chưa chủ động được nguyên phụ liệu, công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu các dây chuyền sản xuất tự động hoá và áp lực về chi phí nhân công, được cho là nguyên nhân khiến sản phẩm da giày Việt Nam không thể cạnh tranh nổi về giá với sản phẩm của Trung Quốc, đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Do đó, tăng cường sự hiện diện tại thị trường nội địa và làm ăn với các nước Liên minh châu Âu (EU) là đề xuất mà Peter T. Mangione đưa ra cho Việt Nam trước sự cạnh tranh quá lớn từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ.
Hiện các thương hiệu giày có tiếng như Nike, Adidas đang chuyển một phần sản xuất ra khỏi Trung Quốc và dời đến Indonesia, trong khi vẫn duy trì sản xuất tại Việt Nam, do giá nhân công và chi phí sản xuất tại Trung Quốc có xu hướng tăng. “Đây được xem là yếu tố lợi thế của Việt Nam. Dù thế, Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu giày lớn nhất của Mỹ và DN Việt Nam cần chọn những dòng sản phẩm ít phải cạnh tranh với quốc gia này”, ông Mangione khuyến cáo.
(Theo Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com