Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng Nai: Các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu tăng tốc sản xuất hàng cuối năm

Theo Sở Công thương Đồng Nai, hiện nhiều doanh nghiệp (DN) thuộc ngành may mặc xuất khẩu ở Đồng Nai đã ký được đơn hàng sản xuất hết năm 2009, thậm chí sang đến quý I năm 2010 nên đang tăng tốc cho sản xuất để bù cho những tháng đầu năm ít hàng. Nổi bật nhất là 2 công ty may mặc hàng đầu ở Đồng Nai là Công ty cổ phần may Đồng Nai và công ty cổ phần Đồng Tiến.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần may Đồng Nai (Donagamex) cho biết: Từ tháng 7 đến nay, công ty liên tục ký được nhiều đơn hàng lớn và hợp đồng sản xuất cho hết năm 2009 đã được công ty hoàn tất. Nhờ vậy, 8 tháng đầu năm nay, Donagamex xuất khẩu sản phẩm đạt 18 triệu USD, bằng với cùng kỳ năm 2008. Sở dĩ đạt được giá trị trên là do DN kịp thời đa dạng hóa các mặt hàng và đưa ra một số sản phẩm mới, như: ký được hợp đồng sản xuất đồ thun thể thao cao cấp cho thị trường Mỹ có giá trị cao gấp gần 4 lần so với hàng bình thường nên bù lại cho những mặt hàng khác bị sụt giảm. Những tháng cuối năm, đơn hàng khá dồi dào, công ty đang tập trung đẩy mạnh sản xuất.

Riêng doanh thu hàng bán trong nước của công ty đạt 10 tỷ đồng, bằng với doanh thu cả năm 2008. Hiện Donagamex đang phấn đấu hàng nội địa năm nay sẽ đạt khoảng 18 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm ngoái là do đã chuyển hướng nhanh về thị trường nội địa. Tuy các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, châu Âu có nhiều biến động nhưng Donagamex đã kịp thời đưa ra các giải pháp đối phó với tình thế này, nên lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2009 đạt 12,5 tỷ đồng, cao hơn cả năm 2008 khoảng 3 tỷ đồng; thu nhập của người lao động cũng tăng thêm 10%.

Tại công ty cổ phần Đồng Tiến (Dovitec) Tổng giám đốc cho biết: Hiện hàng may mặc bắt đầu vào mùa sản xuất nên tốc độ phục hồi của DN sẽ khá nhanh. Thời điểm hiện nay mặc dù đơn hàng có nhiều, nhưng việc kiểm tra sản phẩm của khách hàng vẫn rất gắt gao. Nhiều khách hàng không trực tiếp kiểm tra sản phẩm như trước mà thuê hẳn đơn vị kiểm hàng độc lập. Ở công ty may Đồng Tiến, để đối phó với suy thoái kinh tế, ngay từ đầu năm 2009, công ty đã đưa ra phương án điều chỉnh hàng loạt nhằm thích ứng với tình hình, như phân bố lại thị trường xuất khẩu, cụ thể là giảm thị phần ở thị trường Mỹ từ 46% năm 2008 xuống còn 32% trong năm nay và tăng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản từ 10% năm 2008 tăng lên 22% năm 2009. Dovitec cũng chuyển từ sản xuất hàng FOB (hàng bán trực tiếp) sang sản xuất hàng gia công để đảm bảo nguồn vốn không rơi vào tình trạng nợ khó thu hồi và tính toán lại các phương thức xuất nhập khẩu. Chính những giải pháp nêu trên đã mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh khá tốt cho DN. Trong đó, mặc dù doanh thu 8 tháng đầu năm 2009 của công ty chỉ đạt 179 tỷ đồng, bằng 92% so với cùng kỳ năm 2008, nhưng lợi nhuận vẫn bằng cùng kỳ năm ngoái. Theo kế hoạch đề ra, lợi nhuận cả năm 2009 là 15 tỷ đồng, nhưng 7 tháng đầu năm công ty đã đạt 18 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm, lợi nhuận của Dovitec khoảng 25 tỷ đồng. Ngoài 2 công ty lớn nói trên, các công ty thuộc ngành may mặc khác ở Đồng Nai cũng đã có đơn đặt hàng hết năm 2009 và đang khẩn trương bố trí lại sản xuất để sớm hoàn thành kế hoạch năm.

(Vinanet)

  • FTA hối thúc bỏ thuế chống bán phá giá giày Việt Nam
  • Đôi nét về ngành công nghiệp may mặc Thổ Nhĩ Kỳ
  • Xuất khẩu quần áo lụa Trung Quốc sang Italia tăng trưởng khá
  • Đôi nét về ngành công nghiệp dệt may Marốc
  • Doanh nghiệp cần biết: Nét mới trong phân đoạn thị trường giầy dép EU
  • Ấn Độ - điểm sáng trên thị trường bông thế giới vụ 2009/10
  • Canada áp thuế chống bán phá giá giày Việt Nam: Một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng
  • Xu hướng thời trang Thu-Đông 2009-2010 của mặt hàng da, giày tại thị trường Nhật Bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container