Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giày mũ da Trung Quốc bị áp thuế phá giá 16,5%

Giày da của Trung Quốc và Việt Nam hiện chiếm 30% thị trường giày của EU.- tinkinhte.com
Giày da của Trung Quốc và Việt Nam hiện chiếm 30% thị trường giày của EU. Ảnh: S.T
Cùng với quyết định triển hạn áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da nhập khẩu của Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU) cũng vừa chính thức áp dụng biện pháp này với Trung Quốc.
 
Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá 16,5% đối với giày mũ da nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực kể từ đầu tháng 1/2010. Việc áp thuế lần này chủ yếu nhằm vào các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước khác trong EU. Sản phẩm giày da của Trung Quốc và Việt Nam hiện chiếm 30% thị trường giày của EU.

Theo báo chí nước ngoài, có 10 nước bỏ phiếu ủng hộ việc áp thuế lần này gồm Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Bulgaria, Romania, Hungary, Hy Lạp và Slovenia. Bốn nước bỏ phiếu trắng (cũng sẽ được tính như ủng hộ) gồm Đức, ÁoMaltaLatvia.
Mười ba nước bỏ phiếu chống là Anh, Ireland, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Cộng hòa Séc, Slovakia, Litva và Estonia.

Việc áp thuế chống bán phá giá giày dép đã tạo ra sự chia rẽ mạnh mẽ trong nội bộ EU kể từ khi loại thuế này được áp dụng để "hạn chế các sản phẩm giày dép giá rẻ từ Trung Quốc và Việt Nam chiếm lĩnh thêm thị phần của các nhà sản xuất nhỏ ở châu Âu". Nhiều quốc gia thành viên EU đã mô tả loại thuế này là biểu hiện của “chủ nghĩa bảo hộ".

Bộ trưởng Thương mại Anh Peter Mandelson lên tiếng chỉ trích quyết định trên và cho rằng, Ủy ban châu Âu (EC) không nên kéo dài thêm thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày dép bởi điều này gây tác động tiêu cực cho việc phát triển quan hệ thương mại và đầu tư lâu dài đối với Trung Quốc và Việt Nam.

Liên minh Giày dép châu Âu, nhóm gồm các hãng giày lớn như Adidas và Clarks cũng đã lập tức lên tiếng chỉ trích quyết định nói trên của EU.

Liên minh Giày dép châu Âu cảnh báo quyết định này sẽ dẫn đến thiệt thòi cho người tiêu dùng châu Âu, vì họ sẽ phải mua các mặt hàng nói trên với giá cao hơn. Trong tuyên bố của mình, Liên minh Giày dép châu Âu nêu rõ, quyết định trên cho thấy EU vẫn thích đi theo con đường bảo hộ hơn là tự do thương mại. Điều này khiến các nhà kinh doanh giày lớn của châu Âu và người tiêu dùng phải trả giá cho quyết định nói trên của EU.

Mặc dù đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động xuất khẩu bị tác động mạnh, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhưng ngành công nghiệp của Trung Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng khả quan.

Số liệu thống kê cho thấy, sản lượng của ngành công nghiệp nước này trong tháng 11 đạt mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2007 đến nayvới mức tăng 19.2% so với cùng kỳ năm trước. Bộ trưởng Công nghiệp - Công nghệ Thông tin Lý Nghị Trung ước tính, sản lượng công nghiệp sẽ tăng 11% trong năm 2009Vừa qua, Trung Quốc cho biết sẽ duy trì các biện pháp kích cầu kinh tế và tài chính, thúc đẩy nhu cầu trong nước để giảm phụ thuộc xuất khẩu. Trung Quốc đặt mục tiêu phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế 8% vào năm 2010.

Một số nhà phân tích cho rằng, kinh tế Trung Quốc có thể sẽ vượt mục tiêu đề ra vào năm tới, với mức tăng trưởng lên tới 9%, thậm chí cao hơn.Tuy nhiên, Bộ trưởng Lý Nghị Trung cảnh báo không nên quá lạc quan, ngành công nghiệp Trung Quốc còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, xu hướng phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh.

(Theo báo chí nước ngoài)

  • Dệt may nhắm mốc xuất khẩu 10,5 tỷ USD
  • Thị trường Campuchia: Nhiều cơ hội cho hàng may mặc Việt Nam
  • Thị trường dệt may: Nội hay ngoại?
  • Khó giải bài toán nguyên phụ liệu
  • Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ 9 tháng đầu năm 2009
  • Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2009
  • Phát triển thương hiệu thời trang nội địa (2): Chờ nguồn nguyên liệu tại chỗ!
  • Phát triển thương hiệu thời trang nội địa (1): Đường về trắc trở
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container