Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

IEA: Nâng dự báo về nhu cầu dầu của các nước đang phát triển

  

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa tăng mức dự báo về nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2010, tháng thứ 2 liên tiếp điều chỉnh tăng, do tiêu thụ nhiên liệu ở Châu Á tăng mạnh hơn dự kiến.

Trong báo cáo mới nhất này, dự báo về nhu cầu dầu thế giới năm nay được điều chỉnh thêm 70.000 thùng/ngày, lên 86,6 triệu thùng/ngày, tức là tăng 1,6 triệu thùng/ngày, hay 1,8%, so với năm 2009. Các nền kinh tế không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OPEC) tiếp tục dẫn đầu thế giới về hồi phục tiêu thụ.

“Quý IV/2009, nhu cầu dầu mỏ thế giới bắt đầu hồi phục (so với cùng quý năm trước đó) sau 5 quý liên tiếp giảm”. “Năm nay, nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ được định hướng hoàn toàn bởi các nước ngoài OECD, trong đó chỉ riêng các nước Châu Á không thuộc OECD sẽ chiếm trên một nửa mức tăng”.

Trung Quốc sẽ chiếm gần 1/3 mức tăng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay, bù lại cho việc thị trường trì trệ ở các nước phát triển, nhất là Châu Âu. Có được kết quả đó là nhờ những tín hiệu mà Chính phủ Trung Quốc tỏ ý chứng tỏ họ sẽ tiếp tục kích thích tăng trưởng kinh tế chừng nào mà sức ép lạm phát vẫn ở mức vừa phải.

Tiêu thụ dầu của các nước ngoài OECD dự báo sẽ đạt trung bình 41,2 triệu thùng/ngày trong năm 2010, tăng 1,7 triệu thùng/ngày hay 4,3% so với năm ngoái. Con số đó cũng cao hơn 190.000 thùng/ngày trong báo cáo đưa ra một tháng trước.

Những số liệu sơ bộ cho thấy nhu cầu ở Trung Quốc tăng kinh ngạc, tăng 28% trong tháng 1/2010 so với một năm trước đó, trong đó nhu cầu naphta tăng mạnh nhất. IEA đã tăng dự báo về nhu cầu dầu Trung Quốc năm 2010 thêm 130.000 thùng/ngày lên 9 triệu thùng/ngày, cao hơn 6,2% so với năm 2009.

Trái lại, IEA cắt giảm dự báo về tiêu thụ dầu của các nước OECD đi 120.000 thùng/ngày so với báo cáo tháng trước, xuống 45,4 triệu thùng/ngày, tức là thấp hơn 0,3% so với năm ngoái.

Ngay cả khi tiêu thụ đang tăng trên toàn cầu, IEA cũng điều chỉnh giảm khối lượng dầu thô mà họ cho rằng OPEC cần phải bơm ra thị trường để cân đối cung – cầu mặt hàng này, bởi sản lượng từ các nước ngoài OPEC tăng lên. Dự báo Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ sẽ sản xuất 29,3 triệu thùng dầu/ngày trong năm nay, ít hơn 100.000 thùng/ngày so với con số đưa ra tháng trước.

Trong tháng 2 vừa qua, các nước thành viên OPEC đã bơm ra thị trường lượng dầu nhiều nhất trong vòng 14 tháng, trong đó Iraq chiếm hơn một nửa mức tăng. 11 nước thành viên trong khối đã tăng sản lượng thêm 80.000 thùng/ngày trong tháng qua, lên 26,70 triệu thùng/ngày, cao hơn 1,9 triệu thùng/ngày so với mục tiêu.

Sản lượng của các nước ngoài OPEC dự báo sẽ đạt 51,8 triệu thùng/ngày trong năm 2010, tăng 330.000 thùng/ngày so với năm 2009, với triển vọng sản lượng tăng ở Biển Bắc, Ai Cập, Nga, Thái Lan và Campuchia. Dự báo về sản lượng ở Canada cũng được điều chỉnh tăng lên. Con số đó cao hơn nhiều so với mức tăng 205.000 thùng/ngày so với con số đưa ra một tháng trước.

Dự trữ dầu của các nước OECD trong tháng 1/2010 đã tăng lên 2,703 tỷ thùng, cao hơn chút ít so với mức trung bình của 5 năm qua. Lượng cung đó tương đương 59,2 ngày tiêu thụ, cũng cao hơn so với 58,3 ngày hồi cuối tháng 12.

(Vinanet)

 

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Quy hoạch nhà máy nhiệt điện Phú Quốc
  • Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ sử dụng thiết bị nội
  • Quy hoạch nhà máy nhiệt điện Phú Quốc
  • Giá than tăng và dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp than, điện
  • OPEC sẽ giữ nguyên hạn ngạch sản lượng dầu mỏ
  • Sản lượng khai thác dầu mỏ sẽ đạt đỉnh vào 2014
  • BP mua lại quyền khai thác dầu ngoài khơi Brazil
  • Nhu cầu của Trung Quốc đẩy giá than toàn cầu tăng lên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container