Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhùng nhằng giá bán điện gió

Sau gần 1 năm phát điện lên lưới điện quốc gia (từ tháng 8/2009), dự án điện gió đầu tiên có quy mô 30 MW nhưng mới bắt đầu hoạt động 5 tua bin có công suất 7,5 MW vẫn chưa thể đàm phán xong giá bán điện với các bên liên quan.
 
Một quan chức của Công ty Mua bán điện (EPTC) cho hay, giá điện mà Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) đưa ra là 13 cent/kWh, trong đó phần bán cho hệ thống điện là 8 cent/kWh và phần đề nghị Nhà nước hỗ trợ cho năng lượng tái tạo là 5 cent/kWh.

Như vậy, so với các mức giá điện mà EPTC đang đại diện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam mua của các nhà đầu tư nói chung và đặc biệt là so với biểu giá bán điện tới các hộ tiêu dùng hiện hành đang bình quân ở mức 5,3 cent/kWh, thì giá điện gió được nhà đầu tư chào ra cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, việc đám phán giá mua điện của dự án điện gió đầu tiên nói riêng và các dự án điện gió nói chung đang gặp khó khăn lớn.

Không riêng dự án điện gió của REVN đưa ra giá bán điện làm khó cho “bên mua”, vốn cũng là doanh nghiệp phải hạch toán lỗ lãi trong kinh doanh, mà các dự án điện gió khác, dù chưa xây dựng, nhưng cũng chào giá bán cao hơn rất nhiều so với giá bán điện hiện nay. Trong đó, dự án thấp nhất cũng có giá trên 8 cent/kWh, dự án cao nhất thì lên tới 13 cent/kWh, không bao gồm thu nhập từ bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (CERs).

Chính bởi vậy, việc thiết lập một khung giá mua bán điện với loại năng lượng tái tạo như điện gió này đang rất cần sự tham gia của các cơ quan chức năng, nhất là khi các dự án điện gió đều đề nghị được Nhà nước trợ giá từ 4-5 cent/kWh.

Ông Phạm Khánh Toàn, Viện trưởng Viện Năng lượng cũng cho rằng, để có thể khuyến khích phát triển nguồn năng lượng sạch này, sự hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết. Hiện tại, cơ cấu giá điện gió được Viện Năng lượng đề xuất bao gồm: giá bán điện cho hệ thống, thông qua EVN; giá bán CERs và trợ giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, để không tạo ra những chênh lệch quá lớn về giá cả giữa các dự án điện gió khác nhau về thiết bị, công nghệ, các phương pháp tính toán cũng đang được Viện Năng lượng và Bộ Công thương xác định.

Cho đến thời điểm này, đã có các thông số đầu vào được đưa ra để tính toán giá thành điện gió làm khung chuẩn cho việc mua bán điện gió và phát triển loại hình năng lượng này ở Việt Nam. Các thông số này dựa trên 7 dự án đầu tư và 14 báo cáo đầu tư điện gió hiện có tính tới thời điểm này, kết hợp với việc tổng kết hệ số công suất của 10 nước hàng đầu thế giới về điện gió trong giai đoạn 2005-2009.

Cũng bởi Việt Nam chưa sản xuất được tuabin gió và phải nhập khẩu thiết bị chính, gồm tuabin và tháp gió, từ các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản hay Trung Quốc, nên các chuyên gia cũng đề nghị đưa ra các hệ số nhất định trong cơ chế sử dụng các loại thiết bị có xuất xứ khác nhau để làm cơ sở tính giá thành.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, để có thể hỗ trợ về giá cho năng lượng tái tạo nói chung và điện gió nói riêng, cần thiết phải xem xét nguồn thu cho Quỹ Bảo vệ môi trường. “Chỉ với nguồn thu từ lệ phí bán chứng chỉ CERs, thì Quỹ không có khả năng cân đối thu chi cho hỗ trợ các sản phẩm từ năng lượng tái tạo như điện gió nối lưới”, ông Toàn nhận xét.

Trong khi đó, nếu phát triển điện gió theo đúng kế hoạch tại Quy hoạch Tổng thể phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025 được Bộ Công thương đưa ra, thì công suất điện gió sẽ lên tới 658 MW và nhu cầu kinh phí hỗ trợ cho điện gió có thể lên tới trung bình 20 triệu USD/năm.

(Theo Thanh Hương // Báo đầu tư)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container