Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển thủy điện : Mới đạt được 1 mục tiêu

Tình trạng mất điện thường xuyên và trên diện rộng trong nhiều ngày qua đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. PV có cuộc trao đổi với đại biểu Ngô Văn Minh - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam xung quanh vấn đề này.

Ông Minh cho biết hiện nay việc phát triển thủy điện mới chỉ đạt được mỗi mục tiêu là cung cấp điện, hàng loạt những mục tiêu khác chưa đạt được mà lý do vấn đề quản lý, sự chồng chéo giữa các bộ, ngành, thiếu nhân lực. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu điện đang diễn ra trên diện rộng nhưng chưa ai thống kê được những ảnh hưởng của nó đối với nhiều lĩnh vực của đời sống như sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của nhân dân.

- Tại diễn đàn Quốc hội kỳ trước ông đã từng chất vấn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nội dung liên quan đến bất cập trong quy hoạch và phát triển thủy điện. Đến nay vấn đề đó đã được cải thiện như thế nào ?

Sau kỳ họp, Chính phủ đã chỉ đạo cần Bộ Công Thương phối hợp với các ngành liên quan rà soát lại các dự án thủy điện và đã có hàng chục dự án thủy điện yếu kém bị loại bỏ khỏi quy hoạch. Một số dự án thủy điện khác được yêu cầu điều chỉnh lại về quy mô để không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường - xã hội. Tuy nhiên với mục tiêu tổng thể đặt ra cho thủy điện là vừa phải cung ứng điện lưới quốc gia vừa điều tiết lũ vừa giải quyết đời sống người dân trong vùng vừa phát điện, vừa đảm bảo cung ứng nước sinh hoạt vừa tham gia cắt lũ cho hạ lưu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa bàn thì mới chỉ đạt được 1 mục tiêu là cung ứng điện lưới cho quốc gia. Còn việc cải thiện đời sống nhân dân, tái định cư, điều tiết lũ vẫn không làm được. Thực trạng lũ chồng lên lũ không phải là do dân đổ thừa cho các nhà quy hoạch, cụ thể mà thực tế nó diễn ra như vậy nên các ngành liên quan phải ngồi lại xem xét cụ thể.

- Theo ông đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên ?

Cả nước hiện có 1.021 dự án thủy điện (24.246 MW) đã được phê duyệt quy hoạch nằm tại 36 tỉnh, TP. Trong đó, 138 dự án (18.366 MW) thuộc Quy hoạch bậc thang thủy điện trên dòng chính các sông lớn được BCT phê duyệt, còn lại là các dự án thủy điện vừa và nhỏ do tỉnh quản lý.

Từ quản lý cấp bộ đến cấp sở và các đơn vị nhỏ hơn, nhân lực hiện nay rất mỏng. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan lại thiếu chặt chẽ, Bộ Công Thương chỉ làm việc của Bộ Công Thương chứ không tính đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường...  Chẳng hạn 10 thủy điện bậc thang Bộ Công Thương quy hoạch trên sông Thu Bồn nói riêng và khu vực miền Trung nói chung tôi thấy hầu hết các dự án đều có vấn đề trong khâu thẩm định. Tôi nghĩ rằng các cơ quan quản lý cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn, tổ chức các đoàn đi từng địa phương rà soát lại, cái nào còn thiếu sót thì phải bổ sung sửa đổi lại, cái nào bất hợp lý quá không đáp ứng được nhu cầu đề ra thì phải hủy.

- Tại kỳ họp này ông có tiếp tục chất vấn các nội dung liên quan đến ngành điện không, nếu có sẽ tập trung vào vấn đề gì ?

Tôi đã gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ Công Thương và tập trung quan tâm hơn hết vào vấn đề thiếu điện, cắt điện đang diễn ra phổ biến trên diện rộng. Cần thống kê xem nó  ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh như thế nào, bởi liên quan đến sản xuất kinh doanh là ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu của Quốc hội đề ra, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Thậm chí có những bệnh viện cũng bị cắt điện, vậy đã có bệnh nhân nào tử vong do cắt điện gây ra hay không ? Để từ đó thấy rõ trách nhiệm của gành điện. Nguyên nhân như thế nào, từ bao giờ, sửa thế nào cho tốt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước tốt hơn.

Bên cạnh đó tôi cũng hỏi về các giải pháp cải thiện quy trình vận hành liên hồ để làm sao khắc phục được tình trạng  lũ chồng lên lũ mùa mưa đồng thời tránh được cảnh xả nước cầm chừng vào mùa cạn, gây hạn hán, cạn kiệt cho vùng hạ lưu.

Thứ ba là những giải pháp căn cơ để ngành điện vươn tới vùng sâu vùng xa. Mặc dù trong những năm gần đây tốc độ phủ điện phát triển rất nhanh. Nhưng trên thực tế phần lớn  các dự án có lãi ngành điện mới đầu tư mà đầu tư vào vùng sâu vùng xa, hải đảo không có hiệu quả vì phải kéo đường dây dài, mà lại chỉ phục vụ một số ít hộ tiêu dùng. Vậy hoạt động công ích trong ngành điện phải thực hiện như thế nào để đảm bảo cung ứng điện cho vùng sâu vùng xa ? Và đến bao giờ thì làm được ?

- Xin cảm ơn ông !
 
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, Bộ Công Thương nhận được nhiều chất vấn nhất trong kỳ họp lần này. Trong đó, chất vấn tập trung nhiều vào quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện vì có lẽ chưa năm nào cắt điện lại thành vấn đề lớn như năm nay. Không biết có ngoài tầm tay quản lý hay không nhưng Bộ Công Thương không chỉ đạo được ngành độc quyền này. Người dân và doanh nghiệp cho rằng việc cắt điện trong thời gian qua là tùy tiện. Cơ quan hành chính có thể “chịu nóng” nhưng doanh nghiệp đang sản xuất thì sao, ai đền bù thiệt hại cho họ.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Hơn 22.000 tỷ đồng xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1
  • Một hình thức làm thủy điện hiệu quả ở Thái Nguyên
  • Thiếu máy phát điện công suất lớn Từ xuất khẩu đến nhập máy cũ
  • Tiêu thụ than trong nước tăng 23,6%
  • TKV sắp phát hành trái phiếu quốc tế bằng USD
  • Nord Stream “cập bến” châu Âu
  • Điện gió tại Việt Nam - tiềm năng và đề xuất
  • Cửa hẹp cho điện gió phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container