Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc gặp trở ngại khi kiếm dầu tại châu Phi

Hiện nay trong quá trình Trung Quốc tìm kiếm quyền lợi lớn nhất ở một số mỏ dầu phong phú nhất tại Nigeria, quốc gia này cũng đã gặp rất nhiều trở ngại.

Trước đó, Trung Quốc cũng đã gặp rất nhiều vấn đề tại các nước châu Phi khác đang sở hữu các hoạt động dầu mỏ của riêng mình.
 Một số quốc gia hiện đang ngăn cản Trung Quốc mở rộng lợi ích, chỉ trích Trung Quốc về vấn đề công nghệ và phương diện phát triển xã hội.

Bộ trưởng dầu mỏ và phát ngôn viên tổng thống Nigeria cho biết, họ đang tiến hành đàm phán sâu hơn với Tổng Công ty dầu mỏ ngoài khơi quốc doanh Trung Quốc (CNOOC); CNOOC hy vọng gia nhập với Hãng dầu khí Shell và các công ty khác cùng sở hữu những mỏ dầu vẫn chưa được khai thác.

Một quản lý của Công ty dầu mỏ quốc doanh Nigeria cho biết, công ty dự định bán quyền lợi của khoảng 20 mỏ dầu trên đất liền và hiện tại đang bước vào giai đoạn kết thúc đàm phán với CNOOC. Theo ông, bản thân ông không rõ CNOOC rốt cuộc muốn mua bao nhiêu dầu thô, nhưng ước tính mức đầu tư có thể là hàng tỷ USD.

Trước khi thông tin CNOOC có ý “đặt chân” vào lĩnh vưc dầu mỏ của Nigeria được tung ra, vào tháng này, con đường tăng cường dầu mỏ của Trung Quốc tại Angola và Libya liên tiếp gặp trở ngại. Ngày 10/9, Công ty dầu mỏ quốc doanh Sonangol (Angola) cho biết, Sonangol muốn ngăn chặn Marathon Oil bán 20% quyền cổ phần dầu mỏ hiện đang nắm giữ cho CNOOC và Sinopec.

Chính phủ Libya đã phủ quyết thương vụ giữa CNOOC và Công ty dầu mỏ Verenex Energy trị giá 462 triệu USD. Chính phủ Libya co quyền phủ quyết tất cả các cuộc mua bán trao đổi tài sản đang vận hành tại các Libya.

Ngay cả tại Nigeria, cho đến nay phần lớn các cuộc thí điểm giao dịch cũng đều bị mắc kẹt. Hãng Shell vẫn có mối quan hệ căng thẳng với chính phủ Nigeria, bởi vì công ty dầu mỏ này vẫn chưa sử dụng đúng các giấy phép thăm dò và khoan dầu.

Một số công ty phàn nàn rằng, Chính phủ Nigeria không bảo đảm sự an toàn hoạt động cho họ, kết quả là đường ống dẫn dầu và các cơ sở hạ tầng khác của họ thường xuyên bị các phần tử vũ trang tấn công. Theo các nhà phân tích, chính phủ Nigeria đã thất bại khi dùng chính sách đổi tiền lấy vũ khí. Bởi vì căn nguyên của các cuộc bạo luận đó là các vấn đề chưa được giải quyết như nghèo đói, thiếu giáo dự và cơ hội cuộc sống.

Angola là đối tác quan trọng nhất của Trung Quốc tại Châu Phi. Gần đây, Trung Quốc gặp trở ngại tại Angola và lòng nhiệt tình của các công ty Trung Quốc tại quốc gia này đã hình thành những sự tương phản rõ nét. Khi Trung Quốc tìm kiếm tài nguyên của châu Phi cho cơn sốt kinh tế của mình. Trung Quốc đã thông qua hình thức thương mại đổi dầu mỏ lấy cơ sở hạ tầng để mua về rất nhiều dầu mỏ.

Tuy nhiên, một số nước châu Phi đã bắt đầu nhìn thấy ý đồ của Trung Quốc. Hình thức “đổi dầu lấy cơ sở hạ tầng” ban đầu mang lại cho các công ty Trung Quốc nhiều ưu thế hơn trong các cuộc cạnh tranh với các công ty phương Tây. Bởi vì những nhà đầu tư phương Tây cơ bản không muốn đầu tư vào các dự án như vậy. Nhưng các dự án này hiện đang trở thành nhân tố quan trọng gây trở ngại cho Trung Quốc. Điều nổi bật nhất đó là việc các công ty dầu mỏ quốc doanh Trung Quốc kiên quyết khống chế việc thuê nhân công địa phương ở mức thấp nhất đã gây ra làn sóng bất mãn tại các quốc gia này.

Về kinh nghiệm này, việc mở rộng của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Nigeria có thể gặp khó khăn. Năm 2006, CNOOC đã rót 2,3 tỷ USD để mua lại 45% cổ phần của mỏ dầu Akpo thuộc Hãng dầu mỏ Total SA. Mỏ dầu này cho đến nay là tài sản nước ngoài lớn nhất của CNOOC, sản lượng mỗi ngày là 175000 thùng.

Tuy nhiên, dự án trị giá 10 tỷ USD trong thương vụ đã ký với Nigeria trong năm 2006 vẫn chưa thu được kết quả. Một nguyên nhân trong đó là thay đổi chính quyền, vấn đề kinh doanh và công nghệ.

Ngoài ra, theo đánh giá của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA tại Paris, tấn công quân sự đã khiến Nigeria trong mấy năm qua ước tính có khoảng 500000 thùng dầu bình quân mỗi ngày có thể bị ngừng sản xuất. Cơ quan này còn dự đoán. xung đột quân sự vẫn sẽ tiếp diễn. Vấn đề an ninh đã cản trở sự khôi phục khả năng sản xuất. Sản lượng dầu mỏ mỗi ngày của Nigeria hiện tại từ 1,8 triệu thùng đến 1,9 triệu thùng.

Một báo cáo của Tập đoàn tư vấn rủi ro Á Châu cho biết, tại Angola, áp lực và các cuộc đàm phán đến từ Trung Quốc có thể buộc chính phủ Angola nhượng bộ, không thể từ chối việc bán cổ phần mỏ dầu cho Trung Quốc. Phát ngôn viên của CNOOC thừa nhận, Sonangol có thể sẽ sử dụng quyền lợi của mình để dừng việc mua lại của CNOOC, nhưng từ chối đưa ra lời bình luận thêm.
 
( Vitinfo)

(Internet)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Trung Quốc 'ngắm' đến dầu Nigeria
  • Trung Quốc đẩy mạnh dự trữ dầu mỏ chiến lược
  • Trung Quốc sẽ còn nhập khẩu nhiều than
  • Trung Quốc trở thành nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới
  • Năm 2025: Việt Nam sẽ có 11.000 MW điện hạt nhân
  • Nga tìm đối tác cho dự án khai thác khí đốt tại Bắc Cực
  • Ukraine giảm 50% nhập khẩu khí đốt từ Nga trong tháng 9
  • Thị trường xuất khẩu than của Việt Nam 8 tháng năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container