Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ukraine hối thúc Nga thay đổi hợp đồng khí đốt

Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko hôm thứ Tư đã lặp lại lời kêu gọi xem lại hợp đồng khí thiên nhiên kỳ hạn 10 năm với Nga để kết thúc những rào cản về nợ nần và giá khí đốt giữa hai quốc gia Xô Viết cũ này. Ông Yushchenko phát biểu trên đài truyền hình khu vực Sumy rằng: “Các thỏa thuận Yalta chế nhạo kinh tế Ukraine”. “Chúng ta sẽ duy trì nó trong một vài tháng, song đó chỉ là một cơ hội để chuẩn bị cho các đàm phán mới”.

Tập đoàn khí đốt quốc gia Naftogaz của Ukraine và Gazprom (Nga) đã ký một thỏa thuận hồi tháng Một, kết thúc cuộc tranh chấp vào đầu năm mới gây thiệt hại trong ngành công nghiệp và khiến nhiều hộ gia đình tại châu Âu không có khí đốt sưởi ấm vào mùa đông lạnh giá.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin và người đồng nhiệm của ông, bà Yulia Tymoshenko đã ký một thỏa thuận chấm dứt những xung đột và thiết lập khung giá mới cho năm 2010.

Các bên sau đó đã ký một phụ lục trong hợp đồng, theo đó Moscow đã đồng ý sẽ cung cấp dưới 35% lượng khí đốt sang Ukraine và đồng ý không phạt tiền Ukraine trong bối cảnh đất nước này chịu thiệt hại nặng nề từ cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Tổng thống Yushchenko một lần nữa đã đổ lỗi cho Thủ tướng Yulia Tymoshenko về việc phản bội lợi ích quốc gia. Ông cho biết, thỏa thuận này tiềm ẩn ý đồ phá sản tập đoàn năng lượng quốc gia Naftogaz. “Nắm giữ tài sản là mục tiêu chính trị quan trọng của thủ tướng”, ông nói.

Hôm thứ Tư, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho hay, ông dứt khoát phản đối việc xem lại các thỏa thuận khí đốt với Ukraine. “Tôi cho rằng, yêu cầu xem lại những giao kèo này là việc làm vô trách nhiệm”.

Tuần trước, các quan chức Ukraine cam kết sẽ đảm bảo tiến trình vận chuyển khí đốt liên tục tại hội nghị thượng đỉnh với Liên minh châu Âu (EU).

Năm nay, tập đoàn Naftogaz luôn tuân thủ các hoạt động thanh toán khí đốt hàng tháng với Nga. Tính đến nay, vẫn chưa có cuộc khủng hoảng khí đốt mới nào xảy ra với Nga sau gián đoạn cung cấp diễn ra vào đầu năm.

Ukraine vận chuyển khoảng 80% khí thiên nhiên của Nga sang EU, khu vực mua 1/5 khí thiên nhiên từ Nga.

(Trang tin VN&QT)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Nhập khẩu than luyện cốc của Trung Quốc tăng 401,5% trong 10 tháng đầu năm nay
  • Xuất khẩu than tháng 10 và 10 tháng năm 2009
  • Phát triển ngành điện: Ma trận mịt mờ
  • Sản lượng dầu của Nga đạt mức cao kỷ lục trong tháng 11/2009
  • Turkmenistan trở thành mục tiêu năng lượng của Trung Quốc
  • Lo ngại “bẫy tăng giá” trên thị trường dầu thô
  • Trung Quốc tăng cường nhập khẩu khí đốt
  • Châu Á tăng cường nhập khẩu dầu thô Tây phi trong tháng 12
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container