Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều DN sản xuất bánh kẹo: Lựa chọn công nghệ chuẩn

Thị trường bánh kẹo Hà Nội (BK HN) đang ghi nhận sự trở lại của nhiều DN sản xuất tên tuổi trong nước như Hải Hà, Hữu Nghị, Bánh mứt kẹo HN. Trong những mùa cao điểm của năm như Trung thu, Tết âm lịch, những mặt hàng này đều là những sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn.

 Đóng gói bánh dẻo tại Cty cổ phần Bánh kẹo Hà Nội - tinkinhte.com
Đóng gói bánh dẻo tại Cty cổ phần Bánh kẹo Hà Nội

Từ đầu những năm 60, thị trường BK HN bắt đầu được gây dựng với sự có mặt của các xí nghiệp bánh kẹo HN (tiền thân của Cty CP bánh mứt kẹo HN hiện nay), Hải Hà, Hải Châu. Từ đó cho đến hết thời kỳ bao cấp, ba thương hiệu trên thống lĩnh thị trường HN và bao phủ miền Bắc tới miền Trung với những sản phẩm mà hương vị của nó vẫn được nhắc đến tận ngày hôm nay.

“Át vía” thời mở cửa

BK thời bao cấp không nhiều, mỗi nhà máy chỉ sở hữu  1 – 2 sản phẩm, nhiều lắm cũng chỉ có 3 - 4 loại nhưng tất cả đều “tinh”. Thậm chí, dù thị trường có thêm bao nhiêu chủng loại tương tự nhưng nói đến bánh quy xốp mặc nhiên được hiểu đó là của Hải Châu. Tương tự, bánh Trung thu - sản phẩm độc quyền của bánh kẹo HN đã trở thành thương hiệu nằm lòng của nhiều thế hệ người HN.

Chuyển đổi cơ chế, đất nước mở cửa, trong gần một thập kỷ - từ giữa những năm 90, thị trường BK chứng kiến sự lên ngôi của các loại BK thủ công và sau đó là BK nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan. Lúng túng trước cơ chế mới, những tên tuổi truyền thống với những sản phẩm đặc trưng dần bị đào thải khỏi thị trường. Chị Lê Thị Thảo (phố Quán Thánh) - nguyên công nhân Xí nghiệp bánh kẹo HN cho biết: Những năm đầu thời kỳ mở cửa là thời điểm hầu hết các xí nghiệp BK rơi vào khủng hoảng do chuyển đổi cơ chế. Nhà máy không có việc, tiêu thụ đình trệ, sản phẩm truyền thống không thể cạnh tranh với hàng thủ công “ăn đứt” về mẫu mã, chủng loại.

Tìm lại thị trường

 Ngay trong thời kỳ khó khăn đó, một số DN đã mạnh dạn tìm hướng đầu tư mới, chuyển đổi mô hình hoạt động. Phần lớn các DN đều chuyển đổi sang cổ phần hoá như Bánh kẹo HN, Hải Châu... Trong đó, mấu chốt là tăng cường thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất BK của Châu Âu và Nhật Bản. Khá thành công và được người tiêu dùng chấp nhận là hai thương hiệu đã từng có tên tuổi như Hữu Nghị, Hải Hà khi quyết định đổi mới công nghệ, chất lượng, mẫu mã và liên tục giới thiệu nhiều sản phẩm mới, trong đó có những nhãn hàng mới được nhận dạng như bánh mỳ ruốc của Hữu Nghị, kẹo Chew của Hải Hà...

Trong khi đó, một số nhãn hiệu khác vẫn an phận. Bánh mứt kẹo HN tập trung đảm bảo chất lượng cho hai mùa kinh doanh: bánh trung thu và mứt tết trong khi các thế mạnh khác chỉ bán “túc tắc”. Tràng An  - thương hiệu mới nhưng chỉ thành công với kẹo cốm rồi cũng... lặn tăm. Hải Châu sau thất bại của dây chuyền bánh mềm được nhập nguyên xi từ Hà Lan mà không nhiệt đới hoá cho phù hợp với điều kiện VN dẫn đến thua lỗ nặng năm 2003 cũng đang trung thành với sản phẩm truyền thống là bánh quy xốp và mặt hàng chủ lực không liên quan đến BK là... bột canh iốt.

“Thị trường mở ra nhiều cơ hội nhưng chỉ 1 - 2 DN thực sự phát triển thì BK trong nước khó... phất. Tâm lý phục vụ theo mùa vụ mà không chú trọng tới sản phẩm chủ lực khiến DN tự hạn chế mình. Trong khi đó, mỗi một nhãn hiệu, dòng sản phẩm chỉ được người tiêu dùng sử dụng từ 1 - 2 năm” - một nhà nghiên cứu thị trường nhận xét. Đồng tình với quan điểm này, chị Lê Phương Ngọc - Cty CP Bánh mứt kẹo HN lại cho rằng, để lấy lại “phong độ” và thương hiệu, cốt yếu nhất, DN phải xây dựng được hệ thống sản phẩm chủ lực. Thế nhưng, cái khó hiện nay là lựa chọn công nghệ phù hợp. Nhập của Trung Quốc thì dễ nhưng không hi vọng có được sản phẩm mang tính cạnh tranh cao về mẫu mã, kiểu dáng, và giá thành so với sản phẩm cùng loại sản xuất tại Trung Quốc. Công nghệ và dây chuyền của Châu Âu - dù là hàng second hand đều rất chuẩn nhưng nếu không được nhiệt đới hóa cho phù hợp với điều kiện của VN thì sẽ không tránh được tình trạng của Hải Châu mà giới bánh kẹo HN xem đó là bài học nhớ đời. “Điều kiện nóng ẩm VN không thích hợp cho một dây chuyền sản xuất bánh phủ socola nguyên chất hay bánh mặn có nhiều mỡ, hành. Chỉ một thời gian, sản phẩm hoặc thiu, hỏng; hoặc socola chảy, ướt nhèm”.

Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội Siêu thị HN:

Hiện BK nội chiếm 85% bày bán trong siêu thị, nhưng chúng ta chưa đề cập xem BK hiện được tiêu thụ bao nhiêu và có lâu bền không ? Người tiêu dùng không có tiền thì phải dùng hàng nội hay người tiêu dùng có tiền vẫn ăn hàng nội ? Đây là hai mệnh đề khác nhau.

BK nội địa đã có nhiều cải tiến nhưng tiến rất chậm. Mẫu mã ít thay đổi; hàng mẫu tốt nhưng sau đó chất lượng giảm dần; hệ thống phân phối chưa được thiết lập, chỉ quanh quẩn tại các TP lớn hoặc tự lưu thông. Liên kết giữa sản xuất và lưu thông yếu, trong khi từ lâu thị trường đã làm quen với khái niệm: chuỗi sản xuất và lưu thông. Ở cấp độ vĩ mô, gần chục năm nay chúng ta chỉ có chính sách khuyến nông, khuyến công, không có khuyến thương và phát triển thị trường nội địa để thiết lập hệ thống phân phối, tổ chức bán hàng, đầu tư công nghệ.

Nếu chúng ta không vươn lên mạnh và nhanh, nhất là khi thuế quan WTO còn 0 - 5% thì 10 năm nữa chúng ta mất hết thị phần, chỉ còn 10% là cùng ! Điều cần nhất là phải có chiến lược cho hàng Việt, trong đó có hàng BK. Đó là phải đi  từ gốc sản xuất: mẫu mã thay đổi liên tục, đầu tư đổi mới công nghệ, giữ chữ tín và phát triển theo chiều đi lên, bánh kẹo Tết này ngon, Tết sau lại phải ngon hơn. Bên cạnh đó, gắn kết sản xuất với phân phối ở cấp vĩ mô và ngay tại chính DN.

(Theo Hạnh Nhi // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Muối lạt nhưng lại cay
  • Nguyên liệu đầu vào tốt cho chất lượng sữa vượt trội
  • Công nghiệp chế biến đạt mức tăng 14,5%
  • Thực phẩm chế biến: Chưa tiện lợi và “nghèo” khẩu vị
  • Tiềm năng từ ngành đồ uống
  • Thịt gia cầm Mỹ có thể bị loại khỏi thị trường Nga
  • Rượu, bia bắt đầu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 45%
  • Ấn Độ duy trì vị trí hàng đầu trong sản xuất sữa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container