Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sữa “đắng”

Người chăn nuôi bò sữa đang gặp nhiều khó khăn với chi phí đầu vào và chính sách thu mua của công ty sữa. Ảnh:Hồng Văn

Chi phí đầu vào tăng mạnh trong khi công ty sữa lại đưa thêm nhiều điều khoản khó hiểu, gây bất lợi cho nông dân trong chính sách thu mua đã khiến nhiều hộ chăn nuôi bò sữa tham dự hội nghị lấy ý kiến của người chăn nuôi ở TPHCM tỏ ra rất bức xúc.

Giá mua tăng 1, tiền phạt tăng 2

Hội nghị về thu mua sữa tươi nguyên liệu do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM chủ trì có sự tham gia của nhiều hộ chăn nuôi đến từ nhiều huyện ngoại thành. Tại hội nghị có thể dễ dàng nhận thấy từ “tổng tạp trùng” được nhắc đến nhiều lần với nhiều nỗi bức xúc nhất.

“Tổng tạp trùng” tức lượng vi sinh vật trong một đơn vị thể tích sữa, là một chỉ tiêu do công ty Friesland Campina đưa ra từ nửa cuối năm 2009 khi mua sữa tươi của nông dân. Chỉ tiêu của công ty Friesland Campina cho phép có tối đa 350.000 vi khuẩn/ml sữa, nếu vượt quá con số này giá mua sẽ bị giảm đến 900 đồng/kg sữa.

Việc đưa thêm chỉ tiêu, thay đổi cách đánh giá thu mua sữa, theo công ty Friesland Campina, là để nâng chất lượng sữa đầu vào. Tuy nhiên, việc có thêm chỉ tiêu về “tổng tạp trùng” bị người nuôi cho là “thừa” vì trước đó đã có chỉ tiêu đánh giá tương tự về độ nhiễm vi sinh trong sữa. Thêm nữa, nông dân không hề được công ty giải thích việc đánh giá sữa dựa trên tiêu chí nào và căn cứ nào để giảm giá mua sữa, đã khiến nhiều người bức xúc mặc dù đầu tháng 4-2010 công ty Friesland Campina đã giảm mức trừ dựa trên chỉ tiêu tổng tạp trùng xuống còn 500 đồng/kg sữa thay vì 900 đồng/kg trước đó.

Một hộ nông dân có 15 bò cho sữa ở quận 12 cho biết công ty sữa gần đây mới tăng tiền thu mua sữa thêm 200 đồng/kg nhưng trong khi đó tiền phạt đến 400 – 500 đồng/kg mỗi khi phát hiện sữa nhiễm vi sinh vật, tạp trùng. “Mà việc phạt này xảy ra rất thường xuyên”, ông nói.

Việc bố trí lấy mẫu, phân tích mẫu và việc đưa ra chỉ tiêu về vi sinh, tổng tạp trùng là do các công ty mua sữa tiến hành mà không có sự có mặt của một bên thứ ba cũng gây nhiều bức xúc cho người nuôi bò.

Các điều khoản trong hợp đồng thu mua sữa mà nông dân ký với công ty Campina và công ty Vinamilk cũng bị coi là khó hiểu, tiềm ẩn thiệt hại cho người nuôi bò. Liên quan đến chỉ tiêu về nhiễm vi sinh và tạp trùng chẳng hạn, cụ thể khoản 6.1, điều 6 trong hợp đồng thu mua công ty Friesland Campina quy định “Bên giao sữa đồng ý hợp tác với , và cho phép, nhân viên của Friesland Campina Việt Nam lấy mẫu thường xuyên từ sữa tươi của bên giao sữa và/hoặc của nhóm, bất kỳ nơi nào và bất kỳ thời điểm nào trong dây chuyền thu mua sữa có hoặc không có mặt của bên giao sữa…”, trong khi việc lấy mẫu sữa kiểm định độ nhiễm vi sinh nhất thiết cần phải sự có mặt của cả hai bên giao và mua sữa để đảm bảo tính khách quan.

Do vậy, đại diện các hộ nuôi bò sữa kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM đưa thêm một đơn vị thứ ba, độc lập tham gia việc lấy mẫu, kiểm định để đảm bảo tính khách quan.

“Nuôi bò quy mô nào cũng lỗ”

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM, giá bình quân thu mua sữa của các nhà máy đã tăng lên. Hiện nay, ở công ty Vinamilk, giá mua sữa bình quân khoảng 7.290 đồng/kg (dao động từ 6.600 đến 7.440 đồng/kg) ở công ty Friesland Campina, giá mua bình quân là 7.429 đồng/kg.

Trong năm 2010, hai công ty sữa quy mô lớn nhất này đều có thay đổi giá mua vào. Ngày 25-2, công ty Vinamilk tăng 220 đồng/kg hỗ trợ vụ mùa cho người chăn nuôi và tăng mức thu mua tối đa lên 7.670 đồng/kg sữa, còn công ty Friesland Campina giữa tháng 4 vừa qua cũng điều chỉnh tăng thêm 200-600 đồng mỗi kilôgam sữa, nâng mức thu mua tối đa lên khoảng 7.600 đồng/kg sữa.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tủi, Phó ban Kinh tế Hội Nông dân TPHCM mức tăng giá mua như trên vẫn không đủ bù chi phí cho người nông dân. Ông Tủi đã liệt kê hàng loạt yếu tố làm tăng chi phí sản xuất của người chăn nuôi bò sữa hiện nay:

Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 55-63% tổng chi phí chăn nuôi bò sữa, theo ông Tủi, từ Tết đến thời điểm này, giá thức ăn đã có 7 lần tăng giá, chẳng han như cám, tăng từ 115.000 lên 145.000 đồng/bao, tăng 25%; hèm bia cho bò tăng khoảng 7.000 đồng/kg, xác mì tăng 50%. Cỏ cho bò ăn, chiếm khoảng 70% thành phần thức ăn, vào mùa khô lên khoảng 1.000d/kg. Ngoài ra, chi phí vật tư và tiền điện, xăng để bơm nước tưới cỏ, tắm bò, vận chuyển sữa… cũng tăng theo.

“Tính ra giá thành một kilôgam sữa thời điểm trước Tết vào khoảng 5.600 đến 6.300 đồng, còn thời điểm này đã lên gần 8.100 đồng/kg sữa, chăn nuôi từ quy mô nhỏ dưới 5 con cho đến quy mô đàn lớn hơn thì cũng lỗ!” ông Tủi nói.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Sản xuất nước giải khát Việt Nam: Nâng cao giá trị của thiên nhiên
  • Vinamilk tăng doanh thu 33%
  • Năm 2015, sản lượng sữa Ba Vi sẽ đạt 20.000 tấn/năm
  • Cơ hội cho ngành sữa
  • Pepsi sẽ ngưng bán nước ngọt trong trường học
  • Tỷ phú Buffett tiếp tục thâu tóm ngành đồ uống
  • Tăng giá thu mua sữa
  • Tp Hồ Chí Minh: Nước giải khát bán chạy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container