Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng bằng sông Cửu Long: Tôm sú "chết yểu” vì nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao làm cho nhiều hộ nuôi tôm sú ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) "chạy” trước thời vụ bị "lãnh đủ" khi tôm chết hàng loạt, thiệt hại ước tính hàng chục tỉ đồng.

Nuôi tôm tràn lan

Hiện nay, tại vùng ven biển thuộc huyện Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang và Châu Thành (Trà Vinh), hàng ngàn hộ nuôi tôm nơi cười không ra hơi, khóc không thành tiếng khi cảnh tôm chết diễn ra trước mắt họ.

Các trại nuôi tôm tại ĐBSCL phần lớn đều thất thu mùa vụ này.

Ông Năm Phong, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải ngồi bên vuông tôm thở dài: “Thời tiết năm nay nắng rất lạ, tôi đã xử lý ao đìa rất kỹ, lường trước mọi sự rủi ro nhưng cũng không tránh khỏi thiệt hại. Toàn bộ số tôm giống vừa thả nuôi trên một tháng, tiền thuốc men, thức ăn tiêu hao gần cả trăm triệu đồng rồi nhưng tôm vẫn chết”.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, lịch thời vụ vụ tôm 2010 ở các xã thuộc huyện Duyên Hải thả nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến (tôm - rừng) thả vào cuối tháng 12; đối với vùng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, 4 huyện ven biển thả giống kể từ ngày 15 - 30.3; đối với nuôi tôm thẻ chân trắng, tùy theo vùng nuôi nên thời gian thả giống bắt đầu thả vụ 1 ngày 20.3, vụ 2 bắt đầu từ16.7.

Ông Phạm Nam Dương, phó giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết: Cuối tháng 3-2010, trên địa bàn huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành đã có 1.226 hộ thả nuôi 73,48 triệu con tôm sú giống, nâng tổng số lên 12.768 hộ với số tôm giống thả là 803 triệu con (tăng 124 triệu con so với cùng kỳ), diện tích 12.699 hecta mặt nước. Thời tiết khắc nghiệt đã khiến 1.478 hộ nuôi tôm bị thiệt hại 112,8 triệu con giống, trên diện tích 1.963 hecta, phần lớn tôm chết ở giai đoạn từ 1,5 - 2,5 tháng tuổi.

Ông Nguyễn Văn Mẵng, phó chủ tịch xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, lo lắng nói: “Tôm được giá nên nông dân lén mua tôm nhập lậu (không qua kiểm dịch) đem về thả nuôi, nên mặc dù xã có cử cán bộ theo dõi nhưng kiểm tra không xuể”.

Tại Hiệp Thạnh, toàn xã có 692 hộ thả nuôi 52,6 triệu con giống, diện tích 668,7 hecta. Đã có 391 hộ có tôm bị thiệt hại với 32 triệu con, chiếm 60,8% số giống thả nuôi. Chỉ mới điều tra sơ bộ, ước tính tiền con giống thấp nhất 40 đồng/con, nông dân đã phải gánh chịu thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng.

Cứu lúa, chết tôm, thiệt hại tiền tỉ

Khác với tỉnh Trà Vinh, tình trạng tôm chết ở tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang một phần là do việc “tranh chấp” mặn - ngọt giữa người trồng lúa và nuôi tôm.

Việc tranh chấp này là một vấn đề khó giải quyết kéo dài trong suốt thời gian qua làm đau đầu các ngành chức năng. Theo sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, người nuôi tôm đã thả nuôi hơn 100.000 hecta/126.000 hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh. Trong đó, do giữ ngọt để cứu trên 20.000 hecta lúa đông xuân trong thời kỳ khô hạn, tỉnh Bạc Liêu đã hạn chế dẫn nước mặn, nên làm ảnh hưởng đến khoảng 15.000 hecta diện tích nuôi tôm của huyện Giá Rai. Toàn huyện Giá Rai, Bạc Liêu có trên 5.400 ha tôm nuôi bị thiệt hại, do ảnh hưởng của nắng nóng, độ mặn tăng cao, trong đó 50% thiệt hại không thu hoạch được. Ngoài ra, gần 10.000 hecta đang có nguy cơ thiếu nước ảnh hưởng đến thời vụ thả giống.

Tương tự, tại tỉnh Kiên Giang đã có trên 1.000 hecta tôm nuôi bị mất trắng ngay từ đầu vụ, do tình trạng tranh chấp mặn - ngọt, nắng gắt.

Theo thống kê sơ bộ từ sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL, phần lớn diện tích bị thiệt hại đều thuộc những hộ thả nuôi trước lịch thời vụ từ 1 - 2 tháng. Khoảng 10.000 hecta nuôi tôm trong số đó bị thiệt hại, tổn thất hàng chục tỉ đồng. .

“Nguyên nhân tôm chết trên địa bàn tỉnh là do thời tiết thay đổi, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ chênh lệch giữa hai con nước từ 4 - 5‰, một số ao nuôi bị cạn nước do chung quanh cạn kiệt”, ông Nguyễn Quốc Dũng, phó trưởng phòng Kế hoạch tài chính sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết. Ông cũng nói thêm, sở đã lập ban chỉ đạo kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như tìm rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý triệt để. Tuy nhiên, hậu quả trước mắt khiến tỉnh phải chuẩn bị 20 tấn Chlorin để xử lý nước trên ao tôm chết trước khi xả nước ra chung quanh.

(bài và ảnh: Tú Anh  // SGTT Online)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Khan hiếm nghêu giống
  • Xuất khẩu thủy sản khô: Cơ hội rộng mở
  • Xuất khẩu thuỷ sản sang EU gặp khó
  • Thủy sản Việt Nam 2010: Chinh phục thị trường bằng chất lượng
  • Xã Đại Áng, Thanh Trì: 25 tỷ đồng xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản
  • Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2010: Chất lượng là then chốt
  • Xuất khẩu thủy sản: Khát nguyên liệu
  • Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt gần 3,5 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container