Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ghe cào quần nát biển ven bờ

Thời gian gần đây, tình trạng ghe cào bay hoạt động sai tuyến là nỗi ám ảnh của nhiều ngư dân được phép đánh bắt thủy sản ven bờ

Ngư dân Huỳnh Văn Ninh ngụ tại xã Long Đức, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh chuyên hành nghề lưới rê và được phép hoạt động ở vùng biển tuyến lộng (tức vùng biển cách bờ từ 6 đến 24 hải lý). Vào đầu tháng 6 vừa qua, tàu của ông đang đánh cá tại vùng biển Ba Động, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh thì bị một tàu cá của tỉnh Kiên Giang cào vào lưới làm hỏng 100 sải lưới (trị giá hơn 12 triệu đồng).

Nhiều ghe cào bay cào luôn lưới của ngư dân

Hoạt động sai tuyến

Cứ ngỡ “năm xui tháng hạn” rồi sẽ qua, thế nhưng sau đó vài ngày, tàu cá của ngư dân này lại một lần nữa bị một ghe cào của tỉnh Bến Tre cào mất hơn 300 sải lưới. Ông Ninh than thở: “Khi gặp ghe cào, tôi ra hiệu là có lưới dưới biển, rồi ngănhọ không được đi vào vùng biển mình đã thả lưới nhưng nhiều khi các ghe càobất chấp, họ cứ kéo ào qua. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng mà tôi bị thiệt hại gần 50 triệu đồng do ghe cào bay gây ra”...

Nghị định 123 được Chính phủ ban hành ngày 27-10-2006 quy định tàu cá ở tỉnh nào thì khai thác ở vùng biển tỉnh đó. Nghị định cũng nêu rõ: Chỉ tàu cá có công suất dưới 20 mã lực mới được phép khai thác ở tuyến bờ. Đối với tuyến lộng chỉ cho phép tàu có công suất từ trên 20 đến 90 mã lực hoạt động. Đối với tuyến khơi, chỉ cho phép các tàu cá có công suất từ 90 mã lực trở lên hoạt động. Những tàu có công suất từ 50 mã lực trở lên, làm các nghề lưới rê, câu, chụp mực thì được hoạt động ở tuyến khơi với điều kiện phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho cả tàu và người.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Bộ Thủy sản còn quy định đối với những tàu cá hành nghề cào bay không được tham gia hoạt động ở tuyến bờ và tuyến lộng. Tuy nhiên trong thời gian qua, nhiều tàu cá hành nghề cào bay đã ngang nhiên hoạt động ở tuyến lộng và tuyến bờ thuộc vùng biển ven bờ các tỉnh Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu... gây thiệt hại không ít cho tàu cá có công suất nhỏ đang hoạt động trên các vùng biển này.

Rất khó xử lý

Thực trạng ghe cào bay hoạt động sai tuyến, gây thiệt hại về tài sản cho các ngư dân hoạt động ven bờ đã được rất nhiều ngư dân lên tiếng. Thế nhưng để tuần tra, kiểm soát số ghe cào bay này đang là một nan giải đối với nhiều địa phương. Thông thường, việc tuần tra, kiểm soát trên lĩnh vực đánh bắt thủy sản là do cơ quan thanh tra ngành nông nghiệp các địa phương cùng với lực lượng các đồn biên phòng của địa phương phối hợp thực hiện. Song, hiện nay hầu hết các lực lượng này chưa được trang bị phương tiện đúng tiêu chuẩn. Đối với lực lượng biên phòng, nhiệm vụ chính là gìn giữ an ninh vùng biển, bên cạnh đó còn phối hợp tuần tra hoặc tham gia giải quyết các tranh chấp trên biển của ngư dân... Trung tá Phạm Văn Trên, Đồn trưởng Đồn Biên phòng 622 thuộc xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, cho biết: Hiện tượng nhiều ghe cào đánh bắt sai quy định gây thiệt hại cho bà con ngư dân đánh bắt ven bờ là có thật nhưng rất khó xử lý, một phần là do cácphương tiện này ở địa phương khác, lạithường hoạt động vào ban đêm, trời tối nên khó khăn trong kiểm tra, kiểm soát...

Theo bà con ngư dân, cào bay hoạt động theo từng đôi tàu (công suất máy mỗi tàu từ 400 mã lực trở lên). Họ thường thả một bộ lưới dài từ 400- 500 m và dùng đôi tàu này kéo đi. Bộ lưới này sẽ quét sạch tất cả loài thủy sản nằm trong tầm chúng đi qua, kể cả ngư cụ của các ngư dân khác được thả trên biển trước đó. Do hoạt động trái phép ở vùng biển ven bờ nên họ thường đánh bắt vào ban đêm vì vậy càng nguy hiểm hơn đối với các loại tàu cá nhỏ nghỉ qua đêm trên biển; thậm chí các loại ghe cào này có thể kéo sập cả miệng đáy.

Ngư dân Nguyễn Văn Mạnh ở Bạc Liêu bức xúc: Ghe cào bay hoạt động sai tuyến đã gây thiệt hại lớn cho nhiều ngư dân và cũng làm thiệt hại nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản, không lẽ các cơ quan chức năng bất lực...

(Theo Bài và ảnh: XUÂN THẠNH // Nguoilaodong Online)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • EC giải đáp vướng mắc về IUU
  • Thủy sản lại gặp khó
  • Bán rẻ cá tra vào Mỹ, chỉ lợi trước mắt
  • Xuất khẩu tôm, nhìn cơ hội trôi
  • Xuất khẩu nông sản tăng trưởng ấn tượng
  • Nhà máy chế biến “ăn đong” tôm nguyên liệu
  • Liên kết nuôi cá tra, ba sa: Xu hướng mới
  • Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng trưởng ấn tượng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container