CụcQuản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã cho biết sẽ kiểm tra Trifluralin đối với cá tra xuất khẩu sang Nhật.
NAFIQAD cho biết thêm Bộ NN&PTNT đã đồng ý loại bỏ sản phẩm có chứa Trifluralin ra khỏi danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, thu hồi và tiêu huỷ các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản chứa Trifluralin còn tồn kho.
NAFIQAD đề xuất hợp tác giữa cơ quan thẩm quyền của 2 nước trong việc đánh giá năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm và thừa nhận kết quả kiểm nghiệm của NAFIQAD, tránh kiểm tra 2 lần đối với các lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản, đồng thời tiến tới ký kết thoả thuận hợp tác kiểm soát chất lượng thủy sản xuất nhập khẩu của 2 nước.
Kể từ sau khi thực hiện Quyết định 06 năm 2007 về việc áp dụng những biện pháp cấp bách kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trong thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản thì tỷ lệ lô hàng bị cảnh báo dư lượng kháng sinh cấm tại Nhật Bản đã có xu hướng giảm đáng kể từ 4,6% trong 6 tháng cuối năm 2006 xuống còn 0,39% trong năm 2009. Tuy nhiên, hiện có 2 lô cá tra của Việt Nam đã bị cảnh báo tại Nhật Bản do phát hiện dư lượng Trifluralin vượt mức cho phép của Nhật Bản (mức cho phép của Nhật Bản 0,001 ppm). Nhật Bản bắt đầu áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường theo mức kiểm 30% số lô hàng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam cho chỉ tiêu Trifluralin và trong vòng 30 lô tiếp nếu có 1 lô không đạt sẽ bị chuyển thành chế độ đặc biệt kiểm 100% lô hàng.
Cục Y dược và Thực phẩm Nhật Bản cũng khuyến cáo NAFIQAD cần hợp tác với nhiều Bộ, Ngành liên quan khác trong vấn đề kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản đã bị cấm, thuốc thú y tránh tình trạng thuốc không được sử dụng nhưng vẫn được bày bán tràn lan trên thị trường. Thanh tra Cục Y Dược và Thực phẩm Nhật Bản nhấn mạnh vấn đề này không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn tồn tại ở một số nước trong khu vực như Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc… Ngoài ra, Cục Y dược và Thực phẩm Nhật Bản cũng đã đánh giá cao và rất hài lòng công tác quản lý kiểm tra kiểm soát về an toàn vệ sinh thủy sản tại các nhà máy chế biến trong lần thanh tra trước. Tuy nhiên, việc quản lý khâu trước chế biến chưa được tốt nên cần phải quản lý chặt chẽ nguyên liệu đầu vào. Nhiệm vụ này, thực tế vượt quá khả năng của doanh nghiệp.
Cục Y dược và Thực phẩm Nhật Bản sang thanh tra về hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam từ ngày 14 – 19/3, trong đó tập trung đánh giá về hoạt động quản lý phân phối thuốc thú y và kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trong thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản. Đoàn thanh tra sẽ đến kiểm tra 5 nhà máy chế biến và cảng cá Phan Thiết, Bình Thuận.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, năm 2009 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt giá trị 757,9 triệu USD, trong đó tôm đông lạnh xuất khẩu với giá trị đạt 493,6 triệu USD, và cá tra xuất khẩu đạt giá trị 4,03 triệu USD với sự tham gia của 39 doanh nghiệp.
(Vinanet)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com