Dù trong bất kỳ thời điểm và hoàn cảnh nào, những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” luôn thực hiện tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất theo lời dạy của Bác Hồ.
Ngày 23/8/1956, Bộ Quốc phòng đã ra Nghị định số 030/NĐ thành lập Cục nông binh và điều chuyển gần 8 vạn cán bộ, chiến sĩ làm quân đội sang làm nhiệm vụ sản xuất, xây dựng đất nước. 55 năm trôi qua, quân đội đã và đang phát huy vai trò xây dựng kinh tế quốc phòng vừa tham gia phát triển kinh tế xã hội.
Dấu ấn từ các KKT quốc phòng
Khi nhận nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế, quân đội đã thể hiện rõ vai trò nòng cốt về xây dựng các khu kinh tế quốc phòng (KTQP) trên các địa bàn chiến lược, biên giới. Nếu tính từ mô hình khu KTQP đầu tiên được thành lập ở Mường Chà, tỉnh Lai Châu, đến nay, quân đội đã xây dựng được 22 khu KTQP ở những vị trí xung yếu trên tuyến biên giới đất liền. Tại những nơi này, các đoàn KTQP đã xây dựng 902 km đường giao thông, 75 cầu bê tông và cầu treo, 302 công trình cấp nước sinh hoạt, 221 công trình thủy lợi, 20 bệnh xá quân dân y kết hợp... Các đoàn KTQP đã thực hiện tốt các chương trình xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo 4-6%/năm so với tổng số hộ vùng dự án, tạo việc làm cho 62.000 hộ dân, ổn định cuộc sống cho gần 23.000 hộ dân.
Sự lớn mạnh của DN quân đội
Cùng tham gia làm kinh tế, bên cạnh các đoàn kinh tế quốc phòng, các DN quân đội đã khẳng định là một bộ phận quan trọng trên mặt trận sản xuất, xây dựng kinh tế, mang đặc thù quốc phòng. Thiếu tướng Trần Trung Tín - Cục trưởng Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng cho biết: “Do đặc điểm được hình thành từ các nhà máy quốc phòng, các công trình trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc nên các DN quân đội có lịch sử phát triển khá dài. Họ đã tham gia nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân như giao thông, thủy lợi, thủy điện, xây dựng khai thác mỏ, cơ khí đóng tàu, bay dịch vụ, cảng biển...”. Đến năm 2011, Bộ Quốc phòng có 1 tập đoàn, 16 TCty, 7 Cty mẹ - con, 61 Cty độc lập, 52 Cty cổ phần.
Nhiều DN quân đội đã tự khẳng định mình, sản xuất ổn định nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường và những bất lợi về địa bàn đứng chân, cùng với tác động của khủng hoảng tài chính. Một số DN công nghiệp quốc phòng, hậu cần kỹ thuật trong điều kiện các đơn đặt hàng quốc phòng chỉ 10% nhưng luôn chủ động chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, làm ra những sản phẩm mang thương hiệu quốc tế. Một số DN quân đội đã đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả như Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã trở thành DN viễn thông đầu tiên của VN đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả. Hiện Viettel đang triển khai mạng lưới và dịch vụ kinh doanh tại Lào, Campuchia, Hai-ti, và đã được cấp giấy phép tại Pêru, trúng thầu tại Mô-dăm-bích. Nhiều DN đặc biệt chú trọng mở rộng hợp tác quốc tế như Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã liên doanh với 3 hãng tàu lớn trên thế giới I MOL (Nhật Bản), Hanjin (Hàn Quốc) và Wanhai (Đài Loan) để đầu tư trang thiết bị và trực tiếp khai thác bền vững...
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com