Cuối tháng 2 vừa qua, sự kiện xác cá voi 15 tấn trôi dạt vào bờ biển Bạc Liêu đã thu hút hơn 20.000 người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau về chiêm bái. Sau khi được xẻ thịt và làm các nghi thức truyền thống, bộ xương cá dài gần 16m sẽ được thờ cúng tại chùa Ông, xã Vĩnh Thịnh, Bạc Liêu.
Tập tục này được ngư dân giữ gìn qua nhiều đời với niềm mong mỏi mưa thuận gió hòa, bình yên khi ra khơi. Rất nhiều chùa, đền thờ cá voi (được ngư dân sùng kính gọi là cá Ông) ở ven biển được lập, trong đó ấn tượng hơn cả là nơi thờ cá Ông ở thành phố Phan Thiết. Đó là Vạn Thủy Tú ở đường Ngư Ông, đã được bộ Văn hóa thông tin xếp hạng di tích quốc gia tại quyết định số 51/QD/BT ngày 12.1.1998.
Dinh Vạn Thủy Tú được lập năm Nhâm Ngọ 1762, là thiết chế văn hóa thuộc tín ngưỡng dân gian của cư dân Bình Thuận để thờ thần Nam Hải (tức cá voi). Ngư dân tôn thờ thần Nam Hải bởi họ tin rằng khi trời giông bão, sóng to gió lớn, bao giờ cá voi cũng giúp ngư dân thoát nạn nơi biển cả.
Vạn Thủy Tú là nơi thờ thủy tổ ngư nghiệp, đồng thời cũng là thủy tổ chung của các làng chài ở Bình Thuận. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán – Nôm quý giá, tiêu biểu là 24 sắc phong của các đời vua triều Nguyễn ban tặng và hơn 100 bộ xương cá voi, trong đó có bộ xương cá voi xám dài 22m còn hầu như nguyên vẹn, được đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á . Ở viện Hải dương học Nha Trang và Thái Lan cũng có bộ xương cá voi nhưng dài dưới 15m ( * ).
Xa xưa, dinh này được lập cách bờ biển chỉ 50m để tiện việc cúng tế, lễ lộc. Ngày nay do người dân lấn biển lập làng định cư nên dinh trở thành nằm lùi vào phía trong so với bờ biển. Thưở trước khi dân chài còn dùng thuyền buồm, thuyền chèo để đi biển thì cá Ông – hay cá voi xám - luôn được người ngư dân tin tưởng là cá cứu người, đặc điểm nhận dạng theo dân gian là loài cá voi có “mắt xéo” như mắt người, cư trú trên vùng biển này rất nhiều. Ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển, tàu thuyền dùng máy móc chiếm đa số, tiếng động cơ rền vang trên đại dương khiến cá voi đi mất. Theo số liệu được vạn trưởng Vạn Thủy Tú cung cấp thì từ năm 1975 đến nay chỉ thu nhận được thêm 4 bộ xương cá voi, lớn nhất dài 4m và nhỏ nhất dài 2m.
![]() | ![]() |
Vạn Thuỷ Tú trước kia cách bờ biển chỉ 50m. | |
![]() | |
Phần xương hàm khổng lồ của cá voi xám | Một góc Vạn Thuỷ Tú |
![]() | |
Bộ xương cá voi xám dài 22m còn hầu như nguyên vẹn, được đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á. |
Cấu trúc dinh Vạn Thủy Tú gồm 3 gian, 2 chái: - Gian Võ Ca: Nơi ca hát, múa võ, phục vụ cho việc cúng bái .... |
(Theo Bài & ảnh : Châu Hoàng Trân // SGTT Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com