- Về “Châu nham lạc lộ”
Núi Đá Dựng mang nhiều tên gọi khác nhau, xưa kia gọi nơi đây là Điểu Đình – là sân chim cho các loại cò vạc hội tụ, thêm một tên gọi mỹ miều hơn trong Hà Tiên thập cảnh là “Châu nham lạc lộ” (Cò về núi ngọc). Gia định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức trong mục Sơn xuyên chí gọi nơi này là núi Bạch Tháp.
- Về xứ Tuyên xem thi trâu kéo gỗ
Người Tuyên Quang không chỉ tự hào quê hương mình là căn cứ cách mạng, có những di tích lịch sử linh thiêng. Họ còn nhiều thứ khác để hút khách du lịch như Hội thi trâu kéo gỗ chẳng hạn…
- Thắng cố
Vào mùa xuân, những ngày áp Tết và lễ hội mùa xuân, lên vùng Tây Bắc như đi giữa vườn hoa. Đó là cảm giác khi đặt chân vào chợ miền núi của người Dao, người Mông bởi sắc phục các thiếu nữ ở đây. Đi chợ xuân như vào hội. Từng đàn ngựa sát bên nhau gặm cỏ, ăn ngon lành những cây ngô tươi. Các chàng trai vào quán, cụng chén đầy vơi cùng bạn bè.
- Đi tìm dấu xưa gốm Biên Hòa
Có lẽ dân sưu tầm gốm độ tuổi Nguyễn Minh Anh (sinh 1984) không nhiều. Giữa những sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa xưa và những bức ảnh tư liệu độc bản, Minh Anh say mê với việc rong ruổi tìm lại dấu xưa gốm Biên Hòa của mình.
- Hai vật thiêng nơi địa đầu Tổ quốc
Trước mùa đói ngằn ngặt, mẹ Vềnh vẫn quyết giữ gìn trống đồng, vật thiêng của tổ tiên người Lô Lô để lại. Trống đồng ở trong tay mẹ không còn là chiếc trống với ý nghĩa đơn giản nữa mà nó là Tổ quốc, là hồn thiêng dân tộc.
- Sâu lắng Hội An
Cơn mưa lạnh trút xuống phố cổ khi đêm đã về khuya. Ánh đèn lồng khi mờ khi tỏ khiến con phố dài thêm hiu hắt. Trong đêm, vạn vật thẫm ướt, thoảng đâu tiếng rao trầm "Ai Chí mà phù nóng nào!!!"
- Không gian cổ ở Cự Đà
Tại làng Cự Đà, còn khoảng 50 ngôi nhà cổ với niên đại 100 – 130 năm. Điều đó cũng không khó xác minh lắm bởi ngay phần áp mái, mặt trước nhiều ngôi nhà, dù rêu phong có che lấp, làm mờ phần nào, năm xây dựng của một số ngôi nhà vẫn được ghi lại. Những người già cả trong làng đều nói rằng, 1890 – 1945 là thời kỳ hưng thịnh, phát đạt nhất của làng này do nằm ngay bên sông Nhuệ, một con sông lớn của miền Bắc, rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán.
- Khắc họa hồn Côn Đảo
Trại điêu khắc đá do UBND huyện Côn Đảo phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức từ trung tuần tháng 3 đến giữa tháng 4-2010 thu hút sự tham gia của đông đảo nghệ nhân trong và ngoài tỉnh. Sau cuộc thi này, Côn Đảo hứa hẹn sẽ có vườn tượng mang tên “Côn Đảo-hòn đảo bất khuất và phát triển”