Trước tình hình khách quốc tế đang sụt giảm mạnh, ngày 17/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cùng các doanh nghiệp lữ hành họp bàn, triển khai các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch.
Ngay trong thời gian này, ngành du lịch cùng các doanh nghiệp thực hiện đồng bộ hai giải pháp cấp bách và lâu dài kích cầu du lịch. Trước mắt, các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu giảm giá tour, giảm giá phòng khách sạn, xây dựng sản phẩm mới. Các khách sạn ở Hà Nội được yêu cầu liên kết với hệ thống khách sạn các tỉnh thành để cùng bàn cách giảm giá phòng.
Các đại biểu tham dự cuộc họp nhất trí rằng các doanh nghiệp lữ hành cần lựa chọn thị trường để thu hút khách, trong đó, thị trường truyền thống châu Âu nên được duy trì do thị trường này có khả năng chi trả cao và chiếm tới 31% thị phần khách du lịch quốc tế vào Hà Nội.
Thị trường Trung Quốc cũng chiếm gần 11% thị phần và luôn dẫn đầu các thị trường khách quốc tế vào Hà Nội. Trong khi đó, ASEAN là thị trường có mức tăng trưởng cao.
Hiện nay, ngành du lịch Hà Nội đang xây dựng 100 điểm du lịch tiêu biểu để đẩy mạnh quảng bá, thu hút khách. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng khuyến cáo các doanh nghiệp kích cầu du lịch nội địa, xây dựng sản phẩm mới cho khách từ bậc trung lưu trở lên và giảm giá đi đôi với đảm bảo chất lượng.
Về lâu dài, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bàn thảo với Hiệp hội Du lịch Hà Nội thành lập các câu lạc bộ lữ hành theo từng thị trường, câu lạc bộ nghề nghiệp, câu lạc bộ hướng dẫn viên dưới một "nhạc trưởng" là Hiệp hội Du lịch Hà Nội.
Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cùng các doanh nghiệp đề nghị các bộ ngành Trung ương hỗ trợ cho doanh nghiệp trong công tác xúc tiến du lịch, xây dựng Quỹ đầu tư xúc tiến du lịch, ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp lữ hành phát triển./.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Ngành du lịch đang ở vào thời điểm khắc nghiệt và khó có thể khẳng định được thời gian phục hồi. Ai cũng đã biết phải làm gì và làm như thế nào, song những nỗ lực riêng lẻ đang cần một sự điều hành thống nhất và mạnh mẽ…
Ngành du lịch là lĩnh vực sớm chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với dấu hiệu lượng khách quốc tế suy giảm rõ rệt từ tháng 5, tháng 6 năm nay.
Nhiều khách sạn lớn tại Hà Nội đã lên kế hoạch "đại tiệc" phục vụ thực khách trong dịp Lễ Noel tới nhưng đến thời điểm này, số người đến đặt tiệc thưa thớt hơn nhiều so với năm ngoái. Đại diện một KS lớn cho biết, may mắn lắm mới có 2/3 khách so với Noel 2007.
Cách đây vài năm, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất đã có khoảng gần 41 triệu cây chà là và số lượng này hằng năm tăng lên. Hiện nay, loại cây ăn quả này chiếm gần 60% diện tích đất trồng trọt ở nước này.
Hà Nội luôn được du khách quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn. Ðiều này càng có ý nghĩa khi diện tích của Hà Nội vừa được mở rộng gấp 3,6 lần diện tích cũ, mở ra nhiều tiềm năng cho ngành du lịch.
Khu nghỉ mát cao cấp Princess d'Annam Resort&Spa tại Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) vừa được khánh thành. Khu nghỉ mát rộng 16 ha, đạt tiêu chuẩn 5 sao với 57 biệt thự cao cấp.
Tại Hà Nội, ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai vừa tổ chức họp báo giới thiệu chương trình du lịch về cội nguồn năm 2009.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”