Với nhiều chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đang nỗ lực thu hút vốn cho mục tiêu trở thành trung tâm dịch vụ du lịch-thương mại, bao gồm cả các khu bảo tàng sinh thái biển, vào năm 2010. Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Hiệp cho biết, các doanh nghiệp khi đầu tư vào Cần Giờ sẽ được cung cấp thông tin và tư vấn miễn phí, được hưởng nhiều ưu đãi về tín dụng, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ viễn thông, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Mặt khác, Cần Giờ cũng đang nỗ lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đón nhà đầu tư. Hệ thống cầu cảng được xây dựng để tàu cao tốc có thể ra vào, cùng với việc phát triển giao thông nối tuyến qua các tỉnh lân cận thuộc miền tây Nam bộ, tạo thụân lợi cho phát triển du lịch. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có kế hoạch nâng cấp đường giao thông tới rừng Sát, xây dựng cầu Bình Khánh, phát triển tuyến đường sông từ bến Bạch Đằng đến Cần Giờ. Nằm sát biển, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 50km, Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2000 với quần thể động thực vật đa dạng, tài nguyên rừng biển, sông ngòi phong phú và một bề dày văn hoá lịch sử. Đặc biệt, Cần Giờ còn sở hữu khu sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát gắn liền với những chiến công huyền thoại của đặc công rừng Sát qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Được đánh giá là nơi khôi phục, bảo vệ rừng ngập mặn vào loại tốt nhất Việt Nam và thế giới, Cần Giờ cũng hấp dẫn du khách bởi nhiều hoạt động du lịch thú vị như thăm quan đầm dơi, đi thuyền trên sông, thăm sân chim, tiếp xúc với động vật hoang dã ... Khẳng định phát triển du lịch sinh thái là mũi nhọn kinh tế của Cần Giờ, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Hiệp cũng cho biết, sau 2 năm thực hiện chương trình phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2006-2010, Cần Giờ đã thu hút được 32 dự án đầu tư vào xây dựng các khu du lịch với tổng diện tích dự kiến xấp xỉ 1.800 ha. Trong đó, 7 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn trên 208 tỷ đồng, hàng năm thu hút khoảng 700.000 du khách trong và ngoài nước.
Trong các dự án đang triển khai, đáng chú ý là liên doanh của các nhà đầu tư Trung Quốc và Mỹ xây dựng Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ (SaiGon SunBay) với tổng số vốn 450 triệu USD, hiện đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng và dự kiến hoàn thành vào năm 2010. Với diện tích 600 ha, đây được coi là dự án du lịch quy mô lớn nhất Việt Nam và là khu du lịch lấn biển vào loại lớn ở khu vực châu Á. Không chỉ có quần thể khách sạn, nhà hàng, khu thương mại, dịch vụ giải trí, SaiGon SunBay còn có một bảo tàng trưng bày các đặc trưng sinh thái về hệ động thực vật của vùng rừng ngập mặn Cần Giờ.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Hoạt động du lịch ổn định. Dự ước tháng 8/2008 có 166 ngàn lượt khách đến với 211 ngàn ngày khách (tăng 5% so với tháng trước) luỹ kế 8 tháng có 1.329 ngàn lượt khách đến (tăng 14,1% so cùng kỳ năm trước) với 1.712 ngàn ngày khách (tăng 18,4%). Doanh thu từ hoạt động du lịch 8 tháng đạt 885,7 tỷ đồng, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm trước. Số lượt khách du lịch theo tour 8 tháng đạt 3.057 lượt khách (tăng 14,5%) với 24.911 ngày khách (tăng 10,1%). Riêng khách quốc tế, phần đông là khách đến từ các nước Đức kế đến là Nga, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc.
6h sáng ngày 10/9, Jetstar Pacific bắt đầu bán vé giá vé rẻ đặc biệt 2 USD/chặng (tương đương 32.000 đồng) trên đường bay giữa Tp. Hồ Chí Minh-Bangkok và Tp. Hồ Chí Minh-Siêm Riệp.
AFP ngày 5/9 cho biết Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) cảnh báo các hãng hàng không toàn cầu có thể lỗ tới 5,2 tỷ USD năm 2008, do ảnh hưởng của các nhân tố giá dầu tăng cao và nhu cầu giảm.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ngày 3/9 cảnh báo các hãng hàng không toàn cầu có thể lỗ tổng cộng 5,2 tỷ USD năm 2008, do ảnh hưởng của các nhân tố giá dầu tăng cao và nhu cầu giảm.
Cà Mau đã quyết định dành ngân sách trên 20 tỷ đồng đầu tư đầu tư phát triển Vườn quốc gia U Minh Hạ - nơi bảo tồn đa dạng sinh học, có giá trị nghiên cứu khoa học - trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Theo nhận định của các công ty du lịch, giá thuê phòng khách sạn cao cấp tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm nay, do đang bước vào mùa cao điểm đối với cả khách du lịch và khách thương gia.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ngày 3/9 cảnh báo các hãng hàng không toàn cầu có thể lỗ tới 5,2 tỷ USD trong năm nay, do ảnh hưởng của các nhân tố giá dầu tăng cao và nhu cầu giảm.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”