Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới làm cho không ít tập đoàn kinh tế lừng danh trên thế giới bị thất điên bát đảo và buộc phải áp dụng những biện pháp đối phó rất không bình thường. Cung cách tự giải cứu mình của hãng Hapag-Lloyd ở Đức là một ví dụ. Trong khi đại đa số các tập đoàn lớn khác bán bớt đi các công ty con hoặc hoàn toàn trông cậy vào sự cứu trợ tài chính của Nhà nước thì Hapag-Lloyd lại không có sự lựa chọn nào khác ngoài biện pháp các chủ sở hữu phải tự bỏ tiền túi ra để cứu lấy tập đoàn.
Hãng vận tải biển này hiện cần phải vay khoảng 1,75 tỷ EUR để tránh bị phá sản. Chẳng có ngân hàng Đức hay nước ngoài nào sẵn sàng cho Hapag-Lloyd vay số tiền lớn đến như vậy cho dù trong lĩnh vực kinh doanh này, Hapag-Lloyd được coi là cây đa cây đề với bề dày truyền thống đáng nể và mạng lưới vận tải cũng như hậu cần trải dải gần như đến tận mọi ngõ ngách của thế giới. Chính phủ Đức có chương trình cứu trợ ngân hàng và tập đoàn cũng như kích cầu kinh tế rất lớn, nhưng cũng không sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tín dụng này của Hapag-Lloyd. Bởi vậy, các chủ sở hữu của Hapag-Lloyd buộc phải tự bỏ tiền túi của họ ra để mua lại cổ phần của tập đoàn trị giá 330 triệu EUR. Nhờ có khoản tiền này mà một cổ đông lớn của Hapag-Lloyd là Ngân hàng HSH Nordbank chấp nhận cho Hapag-Lloyd vay thêm 15 triệu EUR. Với 345 triệu EUR này, Hapag-Lloyd đáp ứng được các điều kiện để có thể xin viện trợ tài chính của Chính phủ (300 triệu EUR) và có thể được Chính phủ Đức bảo lãnh để vay thêm được 700 triệu EUR. Một khi có được 1,345 tỷ EUR rồi thì Hapag-Lloyd có thể dễ dàng vay thêm được hơn 400 triệu EUR nữa. Cách thức tự cứu mình này của Hapag-Lloyd chẳng khác gì "tập đoàn và nhà nước cùng làm" và đang trở thành mô hình cứu trợ mới ở Đức. Nó giảm nhẹ gánh nặng tài chính đối với nhà nước, nhưng lại tăng thêm phần vốn bỏ ra của chủ sở hữu. Chỉ có điều là không phải chủ sở hữu nào cũng sẵn sàng chấp nhận trả giá để tự cứu mình như ở tập đoàn Hapag-Lloyd.
Sở hữu những ngôi nhà và những xế hộp đắt tiền, giới giàu có và nổi tiếng còn chi tiền cho một số công việc giúp cho cuộc sống thường nhật của họ tiện nghi hơn.
Sản phẩm “Burger cơm” đang được phát triển và có kế hoạch mở rộng tại các siêu thị tại Tp.HCM và Hà Nội, theo ý tưởng của nhóm bạn trẻ tại Tp.HCM.
Khởi nghiệp từ tháng 2/2010, chỉ trong nửa năm đầu tiên, Krystal O'Mara đã ghi tên mình vào danh sách những doanh nhân khởi nghiệp thành công nhất với thành tích Công ty Tư vấn – Thiết kế nội thất sinh thái ReMain mà cô là nhà sáng lập trở thành thương hiệu dẫn đầu trong nhiều tuần tại thị trường Bắc Mỹ.
Kinh doanh chocolate không mới, chính vì thế gắn chocolate với nghệ thuật nhằm thu hút khách là một thách thức thú vị đối với những doanh nghiệp trẻ như D’ Art Chocolate.
Sau ở Áo, nay đến ở Thổ Nhĩ Kỳ, tập đoàn Unilever phải đối phó với dư luận xã hội bất lợi cho chiêu thức quảng cáo không biết vô tình hay chủ ý mà bị hiểu và cảm nhận là phân biệt chủng tộc.
Để thu hút thêm khách hàng mua ôtô, một đại lý bán xe hơi ở Missouri (Mỹ) đã nghĩ ra một hình thức khuyến mại độc đáo: Người mua ôtô được tặng kèm 1 khẩu AK 47.
Một công ty công nghệ ở bang Utah, Mỹ đang tham vọng sẽ “hốt bạc” với dịch vụ đăng quảng cáo trên bề mặt Mặt trăng. Theo Công ty Moon Publicity, nếu mọi việc suôn sẻ, những “tấm biển quảng cáo” khổng lồ do robot tạo nên sẽ sớm xuất hiện trên cung trăng. Nhà phát minh David Kent Jones của Moon Publicity tiết lộ công nghệ “tạo hình bóng” sẽ sử dụng đội quân robot làm nhà thiết kế để vẽ những đường nét khổng lồ trên lớp bụi Mặt trăng với diện tích rộng hàng triệu km2. Những nét vẽ đó sẽ tạo nên biểu trưng (logo), tên miền của công ty hay thậm chí đài tưởng niệm.
Số liệu thống kê không chính thức năm 2008 cho thấy, tại Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp (DN) sản xuất mì ăn liền, sản lượng đạt khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15% -20%. Trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài, VN trở thành một thị trường rất hấp dẫn và tiềm năng. Vì thế, đã và đang diễn ra một “cuộc chiến” khốc liệt quanh gói mì ăn liền để giành thị phần.
Sản phẩm sô-cô-la đầu tiên trên thế giới làm từ sữa lạc đà (ảnh) sắp được tung ra thị trường toàn cầu. Công ty sản xuất sô-cô-la sữa lạc đà Al Nassma được Hoàng thân Sheikh Mohammed bin Rashid al-Maktoum, người đứng đầu Tiểu vương quốc Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UEA), sáng lập tháng 10-2008 với mục tiêu tạo ra 100 tấn sô-cô-la sữa lạc đà mỗi năm từ nguồn sữa của 3.000 con lạc đà. Hợp tác sản xuất với công ty sô-cô-la Manner của Áo, Al Nassma đóng gói thành phẩm tại nhà máy ở Dubai.
Chế tạo ắc quy điện sẽ là công nghệ quan trọng nhất trong nền công nghiệp xe hơi nếu những chiếc xe chạy điện ngày càng giành được nhiều sự ưu ái từ phía người tiêu dùng.
Ngày càng nhiều phụ nữ Nhật Bản chưa hoặc không lập gia đình có xu hướng một mình tận hưởng khoảng thời gian rảnh rỗi sau những giờ làm việc căng thẳng tại nhà riêng, vừa là để giảm stress, vừa để tiết kiệm chi tiêu trong thời khủng hoảng kinh tế.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.