Đối với nhiều người Mỹ ngày nay, việc học lên đại học cũng chỉ giống như thi lấy bằng lái xe - Ảnh: Time/Getty.
Các nhà tuyển dụng và chuyên gia về thị trường việc làm tại Mỹ cho rằng, nước này đang ở trong tình trạng dư thừa cử nhân, trong đó nhiều sinh viên ra trường với một khoản vay học hành không nhỏ.
Giờ đây, tấm bằng đại học bị xem là không còn nhiều giá trị tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thị trường việc làm Mỹ ảm đạm trong thời gian suy thoái không phải là khó khăn duy nhất đối với những người sở hữu bằng đại học ở Mỹ hiện nay. Vào thời điểm năm 1973, nước Mỹ hiếm cử nhân hơn, với chỉ 47% số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học tiếp tục học lên đại học. Nhưng tới tháng 10/2008, tỷ lệ này đã tăng lên gần 70%. Đối với nhiều người Mỹ ngày nay, việc học lên đại học cũng chỉ giống như thi lấy bằng lái xe.
Ông Marty Nemko, một chuyên gia về nghề nghiệp và giáo dục thuộc Đại học California, cho rằng, số lượng cử nhân đông đảo tại Mỹ là kết quả của việc nhiều học sinh có học lực yếu ở phổ thông nhưng vẫn cố theo lên đại học mặc dù lựa chọn khác có thể tốt hơn cho những em này. Do đó, nhiều sinh viên ra trường không có đủ những kỹ năng cần thiết, làm các nhà tuyển dụng mất niềm tin vào cử nhân.
“Học sinh đang chịu áp lực lớn trong việc phải học đại học. Bởi vậy, tấm bằng đại học mà giờ đây chẳng còn nhiều ý nghĩa với nhà tuyển dụng nữa”, ông Nemko nói.
Tuy nhiên, chi phí để có được tấm bằng đại học tại Mỹ chẳng hề giảm. Mùa thu năm nay, học phí đại học bình quân ở Mỹ tăng 6,5%, đồng thời số tiền vay ăn học của sinh viên Mỹ cũng gia tăng.
Thống kê cho thấy, 2/3 sinh viên Mỹ ra trường hiện nay với gánh nặng nợ nần. Vào năm 2008, số nợ tiền vay ăn học của mỗi tân cử nhân ở Mỹ là 23.200 USD. Theo Bộ Giáo dục Mỹ, trong năm học trước, tổng tiền cho sinh viên vay ăn học ở Mỹ tăng 18% so với năm học trước đó, lên mức 81 tỷ USD.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của đối tượng cử nhân mới tốt nghiệp ở Mỹ cũng tăng, hiện ở mức cao kỷ lục 10,6%.
Các sinh viên mới đặt chân vào ngưỡng cửa đại học cũng thừa biết sự mất giá của tấm bằng cử nhân.
Từ lâu, Viện Nghiên cứu giáo dục bậc cao (HERI) của Mỹ đã tiến hành các cuộc nghiên cứu thường niên nhằm thăm dò ý kiến của các tân sinh viên xem họ muốn phấn đấu tới bằng cấp nào.
Vào năm 1972, 38% số người trả lời rằng học sẽ học đến đại học là cùng, nhưng tới năm 2008, chỉ 22% chọn câu trả lời này. Trong khi đó, số tân sinh viên dự kiến lấy bằng cao học đã tăng từ mức 31% vào năm 1972 lên mức 42% vào năm 2008.
“Nhiều năm trước, bằng đại học là chìa khóa để tìm được công việc tốt. Nhưng ngày nay, mọi người phải cần nhiều hơn thế”, ông John Pryor, Giám đốc HERI, nhận xét.
Nếu bạn đang băn khoăn không hiểu tại sau mình chưa được thăng chức tới vị trí mà bạn mong muốn, hãy đọc 7 nguyên nhân dưới đây để tìm ra cách điều chỉnh kỳ vọng và thái độ.
Kỹ sư dầu khí nhận lương 7.300 USD một tháng mà không cần kinh nghiệm. Người lao động làm việc ở lĩnh vực điện lực, dược, phân tích, bảo hiểm, kế toán... được hưởng lương hơn 50.000 USD mỗi năm.
Nhân sự cấp cao là cuộc chơi lớn quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Do vậy, nghề tuyển dụng nhân sự cấp cao thực sự là một cuộc đãi cát, tìm vàng. Thú vị đấy, nhưng cũng đầy thách thức!
Có lẽ, chỉ những nhân tài thực sự mới có khả năng giải quyết mọi câu hỏi phỏng vấn hóc búa mà những nhà tuyển dụng như Google, Dell, Amazon, MasterCard… đưa ra.
Những tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới, khó khăn từ bất ổn nội tại của nền kinh tế trong nước… khiến cho DN lao đao, điêu đứng. Thực tế này được dự báo còn kéo dài… Đây là một thử thách lớn đối với các doanh nhân. Và để vượt qua giai đoạn này, các doanh nhân luôn phải vững niềm tin.
Chuyện lương và thu nhập của lãnh đạo Cty kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và hãng hàng không Jetstar Pacific (JP), một doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn chiếm phần vốn chi phối, gây nhiều tranh cãi.
Chỉ sau một năm triển khai, Tổng công ty Công nghiệp ô-tô Việt Nam (Vinamotor) đã phải đề nghị các cấp có thẩm quyền cho dừng thí điểm mô hình "thuê Tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp nhà nước", và trở lại thực hiện mô hình bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành để ổn định sản xuất.
Một nghiên cứu mới cho thấy có bốn yếu tố chính có thể giữ chân nhân tài tại các thị trường mới nổi. Đó là những yếu tố nào? Công ty của bạn đã làm gì để giữ chân các nhân viên xuất sắc nhất của mình?
Theo thống kê của Harvard Business, sai lầm tuyển dụng cho vị trí càng cao thì thiệt hại càng lớn. Ngoài những hệ lụy như mất khách hàng, sụt giảm tinh thần lao động, các vị trí nhân sự cấp cao sẽ gây thiệt hại cho công ty gấp hai lần lương một năm của họ nếu buộc phải thôi việc.
Nhân sự là một trong những tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ nhân sự cao cấp, bởi họ chính là người cùng CEO vận hành bộ máy doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu kinh doanh và đi đến thành công.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.