Khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho kinh doanh sụt giảm, nhiều công ty bị đẩy vào tình trạng bế tắc. Tình thế này đã buộc các nhà lãnh đạo của công ty phải đối mặt với nhiều quyết định khó khăn. Đặc biệt là việc cắt giảm công nhân viên, thực trạng vốn đã không còn xa lạ trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên trong tình trạng khủng hoảng như hiện nay đây liệu có phải là một quyết định đúng đắn?
Giảm giờ làm
Không theo xu hướng chung, Marvin Windows và Doors - một công ty sản xuất cửa số và cửa chính của Mỹ đã quyết định sẽ cắt giảm giờ làm của nhân viên thay vì sa thải họ trong thời kỳ suy thoái kéo dài nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng nhằm giữ lại những công nhân viên có kinh nghiệm.
Bộ lao động Mỹ tại Washington cho biết tuần làm trung bình của các công ty Mỹ giảm xuống còn 33,2 giờ trong tháng 3, ít hơn 6 phút so với tháng trước và ngắn kỷ lục từ năm 1964.
Bằng cách giảm giờ làm, một số công ty có thể tránh được quyết định khó khăn là sa thải nhân viên khi doanh thu sụt giảm. Hơn thế nhờ vào giải pháp này họ cũng có thể giữ những công nhân đã được đào tạo lành nghề để đảm nhiệm tốt công việc và nhanh chóng thúc đẩy doanh thu khi nền kinh tế thoát khỏi suy thoái hiện tại. “Giải pháp này sẽ duy trì toàn bộ lực lượng lao động lành nghề.” - Ông Steve Cochrane, nhà kinh tế cấp cao tại Moody’s Economy.com, West Chester, Pennsylvania nói - “Khi công việc kinh doanh trở lại bình thường, bạn có thể phản ứng kịp thời mà không mất thời gian và tiền bạc để thuê hay đào tạo lại nhân viên.”
Năm nay công ty Marvin đã cắt giảm giờ làm theo tuần cho đội ngũ nhân viên sản xuất gồm 4.500 người từ 40 giờ xuống 32 giờ. “Các công nhân của chúng tôi rất lành nghề, phải mất nhiều thời gian và công sức để phát triển những kỹ năng đó và chúng tôi không muốn mất họ.” -Bà Susan Marvin chủ tịch của công ty này nói - “Sẽ tốt cho công ty chúng tôi và cho cộng đồng nếu chúng tôi đảm bảo giữ người của chúng tôi bằng số tiền lương.”
Nghỉ không lương
Theo bà Marvin, một trong số 8 xưởng sản xuất của công ty tại những vùng như Bắc Minnesota và Bắc Dakota, nhiều công nhân cũng hưởng những ngày nghỉ không lương.
Ba tháng đầu tiên của năm tổng số giờ làm giảm xuống mức hàng năm với 8,7%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1975 theo như nhận định của ông Joseph LaVorgna - nhà kinh tế chủ chốt của tập đoàn chứng khoán ngân hàng Deutsch tại New York. Một mức giảm như vậy sẽ là phù hợp với 8% tỷ lệ sụt giảm của GDP.
Mới đây ông Jeanne Hopkins, người phát ngôn của WGBH -Trạm phát thanh công cộng của Boston cũng thông báo rằng đã có hàng loạt đợt cắt giảm giờ làm nhằm hạ bớt những chi phí không cần thiết. Cuối năm 2008 khoảng 400 lao động phi công đoàn đã được nghỉ phép một tuần trước 31/8. Bên cạnh đó 400 lao động thuộc công đoàn cũng nhận những yêu cầu tương tự do các hội viên phê chuẩn.
Trái tim và linh hồn
Ông Hopkins cho biết: “Vì loại công việc chúng tôi làm, sản xuất ra các sản phẩm năng động và mang tính giáo dục do đó lao động của chúng tôi là trái tim và linh hồn của hoạt động sản xuất và chúng tôi muốn giữ họ lại đây.”
Các công ty sản xuất ô tô đã sa thải tới 218.000 công nhân trong năm qua sẽ cố gắng ngăn chặn việc này bằng những nỗ lực thay đổi mức lương khi có thể.
Ông Lance Tomasu - Người phát ngôn của công ty sản xuất Ô tô New United, xưởng sản xuất ô tô tại California thuộc sở hữu của Toyota Motor và General Motors cho hay 4800 lao động thuộc công đoàn tại xưởng ở Fremont, California đã được phê chuẩn tuần làm 4 ngày khi doanh thu của công ty sụt giảm. Chương trình này sẽ bắt đầu từ 6/3 và kéo dài tới 7/8. “Để huy động tiền mặt trong ngắn hạn, NUMMI cần giới thiệu một chương trình chia sẻ công việc.” –Ông Tomasu nói “Chương trình này cho phép các công nhân viên của công ty được nghỉ 1 giờ trong ngày làm việc 8 giờ trong mỗi tuần làm 40 giờ.”
Công ty Gannett nhà xuất bản của tờ báo USA Today tháng trước đã thông báo sẽ thi hành tuần thứ 2 nghỉ không lương nhằm giúp các nhân viên của họ duy trì công việc. Ông Craig Dubow, CEO của công ty cho biết “Doanh thu của chúng ta tiếp tục trên đà đi xuống và chúng ta phải đối mặt với nhiều quyết định khó khăn nữa.”
(Theo DN, Bloomberg)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com