Trong giao dịch mua bán CIF giữa hai công ty nội địa, nếu một công ty nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) để bán cho một công ty khác thì công ty đó phải kê khai, nộp thuế GTGT và được khấu trừ thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu.
![]() |
Ở Việt Nam, đa phần các doanh nghiệp đều nhập khẩu theo giá CIF |
Công ty của ông Phạm Ngọc Thuận (TP. Hồ Chí Minh) ký 1 hợp đồng mua hàng từ nước ngoài theo điều kiện CIF (Ho Chi Minh), người nhận hàng là Công ty A. Công ty A có trách nhiệm khai báo hải quan và kê khai nộp các loại thuế tại khâu nhập khẩu theo quy định. Khi hàng trên đường vận chuyển về Việt Nam, Công ty của ông Thuận sẽ ký vào đơn chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho công ty A theo quy định.
Ông Thuận hỏi: Công ty của ông có được quyền thực hiện giao dịch mua bán CIF giữa hai công ty nội địa như trên không? Khi Công ty ông Thuận xuất hóa đơn cho Công ty A thì liệu có phải kê khai tính thuế GTGT và trong trường hợp phải kê khai thì Công ty A có được miễn thuế GTGT tại khâu nhập khẩu không?
Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) giải đáp các thắc mắc của ông Thuận như sau:
Theo quy định tại điểm 1 Mục I Phần A Thông tư số 129/2008/TT-BTC, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài).
Điểm 1.2 Mục I Phần B Thông tư 129/2008/TT-BTC quy định, giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
CIF (Cost Insurance and Freight) nghĩa là giá thành, bảo hiểm và cước. Đây là 1 thuật ngữ thương mại quốc tế được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Khi giá cả được nêu là CIF, nó có nghĩa là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng đến, ví dụ "CIF New York" hay “CIF Hải Phòng". Điều kiện CIF chỉ áp dụng cho phương thức vận tải biển hoặc đường thuỷ nội địa. |
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hóa đơn GTGT.
Khi lập hóa đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hóa đơn. Đối với hóa đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế; nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán, trừ trường hợp sử dụng chứng từ đặc thù.
Đồng thời, cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hóa đơn bán hàng.
Căn cứ các hướng dẫn trên, Tổng cục Thuế trả lời, trường hợp Công ty ông Thuận nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT để bán cho Công ty A thì Công ty ông Thuận phải kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu. Khi Công ty bán hàng hóa đã nhập khẩu cho Công ty A thì phải kê khai, nộp thuế GTGT của hàng hóa bán ra theo quy định và được khấu trừ thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com