Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá sữa - thuốc chữa bệnh: Doanh nghiệp 'lách' luật, quản lý bó tay

Mặc dù nằm trong danh mục 14 mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý giá, nhưng trên thực tế, kinh doanh sữa lại đang được vận hành theo... DN. Điều đáng nói, không chỉ với sữa, nhiều mặt hàng thiết yếu khác cơ quan quản lý cũng bị các DN “qua mặt”.

Câu chuyện DN... lách luật không mới nhưng với mặt hàng thiết yếu như sữa hay quan hệ đến sức khỏe, tính mạng con người như thuốc lại là điều đáng bàn.

Giá sữa - DN làm đau đầu cơ quan quản lý

Dưới góc độ nhà sản xuất, ông Vũ Quốc Tuấn -Trưởng phòng truyền thông đối ngoại Cty TNHH Nestlé VN lý giải: “Tất cả sản phẩm, nguyên liệu nhập khẩu đều chịu tác động khi tỉ giá VND/USD tăng, kéo theo giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng tăng. Nguyên liệu sữa khan hiếm nên tăng giá từ 7- 8%. Ngoài ra, các chi phí khác đều tăng như: cước phí vận chuyển, tiền lương nhân công, bao bì, in ấn... cũng là nguyên nhân làm cho giá sữa không ngừng tăng.

 
DN tự kê khai giá lên quá cao rồi cứ dần tăng giá khiến các cơ quan quản lý “bó tay”

Đồng quan điểm trên, ông Hoàng Tuấn Dũng - Phó tổng giám đốc Cty CP sữa quốc tế IDP cho rằng hiện nay, tất cả các hãng sữa đều tự công bố giá và chịu trách nhiệm về giá niêm yết. 

Đối với thị trường sữa từ trước tới nay, các DN chỉ cần đăng ký giá bán và cơ quan chức năng căn cứ vào mức giá đăng ký để kiểm tra, khiến người tiêu dùng khó kiểm soát được giá. Nhằm bình ổn giá sữa trên thị trường, thời gian tới, Tổng cục Hải quan và Cục quản lý giá của Bộ Tài chính sẽ phối hợp trong việc quản lý các số liệu tổng hợp chung về số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu. Cụ thể, Tổng cục Hải quan sẽ cung cấp số lượng và giá 4 loại nguyên liệu sữa gồm: bột gầy; nguyên kem (sữa bột toàn phần); bột béo; bột whey, bột sữa nước. Đặc biệt, phải chi tiết hóa số liệu về số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu đối với một số công ty và thương hiệu sữa bột ngoại nhập. Về lâu dài, Tổng cục Hải quan định kỳ cung cấp số liệu vào ngày 10 và 20 hàng tháng.

Giá thuốc kê khai - giá “trên trời”

Ông Nguyễn Việt Cường – Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, qua kiểm tra Sở Y tế Hà Nội phát hiện tất cả các mặt hàng thuốc tăng  giá đều không có loại thuốc nào có giá thuốc bán cao hơn so với giá kê khai hoặc giá kê khai lại. So với giá kê khai hoặc kê khai lại, có khoảng 70% mặt hàng thuốc có giá bán thực tế bằng hoặc lớn hơn 70% giá kê khai hoặc kê khai lại. Chỉ có một số thuốc kháng sinh nội có giá mới tăng bằng 100% giá kê khai. Tuy nhiên có một số loại thuốc dù đã tăng giá nhiều lần song giá bán mới chỉ bằng 30 đến 40% giá kê khai. Như vậy, có thể thấy rằng, hiện nay hầu hết các loại thuốc trên thị trường tăng giá đều được coi là hợp lý và không phạm luật !? Với những loại thuốc tăng giá trong đợt này hoặc những đợt trước đó mà vẫn chỉ bằng 30-40% giá kê khai thì có lẽ có tăng 100% hay 200% giá bán thì những DN đó vẫn làm đúng luật.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao các cơ quan quản lý lại cho phép các DN kê khai giá thuốc với giá “trên trời” như vậy ? Để các DN tự kê khai giá lên quá cao rồi cứ dần dần tăng giá theo tháng, theo năm, lợi nhuận từ việc buôn thuốc này là không nhỏ và chỉ người bệnh là còng lưng gánh giá thuốc tăng.

Chính vì vậy, không phải đến thời điểm này, mỗi khi có thông tin tăng giá thuốc, sở y tế các thành phố lớn đều thanh kiểm tra nhưng chẳng thể xử phạt được cơ sở nào tăng giá thuốc vì họ đều tăng dưới mức giá kê khai. Mặc dù biết rõ việc tăng giá thuốc là bất hợp lí song việc thanh kiểm tra  của các sở y tế chỉ để cho biết hoặc báo cáo cấp trên. Có thể nhìn nhận chuyện này một cách đơn giản là: giá thuốc kê khai của các DN với Bộ Y tế đang là tấm bình phong để tùy tiện tăng giá thuốc.

Thay lời kết

Nói như PGS.TS Ngô Trí Long - Viện nghiên cứu giá cả thị trường - Bộ Tài chính, để bình ổn giá, hiệu quả nhất là biện pháp kinh tế, còn biện pháp hành chính, tổ chức nếu kéo dài sẽ gây những tác hại nghiêm trọng. Nếu dùng biện pháp kinh tế, phải có tiềm lực kinh tế mạnh, nghĩa là ngân sách phải có thặng dư. Nếu kéo dài biện pháp hành chính, lợi ích của người sản xuất, phân phối không được bảo đảm, họ sẽ ngừng hoạt động làm giảm nguồn cung ứng hàng hóa dịch vụ trên thị trường, tạo ra sự mất cân đối cung cầu càng làm giá cả mất ổn định... Với quy định 18 danh mục tài sản, hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá, cần được luận giải một cách khoa học. Một yếu tố cần chú ý là ngân sách hỗ trợ đối với 14 mặt hàng bình ổn giá cần thực hiện bình đẳng cho tất cả DN thuộc mọi thành phần kinh tế thay vì chỉ chú trọng khu vực kinh tế nhà nước như đã từng xảy ra. Bên cạnh đó, cần tổ chức sắp xếp lại hệ thống phân phối lưu thông có hiệu quả.

Thiết nghĩ, ngoài các biện pháp quản lý, trong thời điểm hiện nay, đối với nhiều DN, không thể không tăng giá. Nhưng tăng như thế nào, tăng làm sao để người tiêu dùng không thấy rằng “sống chết mặc bay - tiền thầy bỏ túi” cũng là điều đáng bàn.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Kiểm soát các sàn giao dịch BĐS: Phạt nặng nhiều đại gia
  • Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền (Bài 2)
  • Kinh doanh bằng “quan hệ” hay bằng pháp luật? (Bài 1)
  • Thuế Thu nhập cá nhân: Nên nới rộng bậc thuế
  • Điều kiện mới áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với hàng hoá XK tại chỗ
  • Vẫn còn rất chung chung
  • Có chia lại ruộng đất vào năm 2013?
  • Chiếc áo pháp lý quá rộng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%