Thực tế, lộ trình giảm thuế của Chương trình thu hoạch sớm thuộc ACFTA, VN đã tham gia cắt giảm, đưa thuế suất thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản từ Trung Quốc về 0% từ năm 2006 (lộ trình thực hiện từ 2004-2008). Và đến nay, lượng hàng nông sản vào VN đang tăng nhanh theo từng năm.
Trong khi thuế nhập khẩu không còn khả năng bảo vệ nông sản trong nước, thì khâu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản ngoại lại đang bị bỏ lơ.
Bởi theo lẽ thông thường, khi hàng cập cảng, chủ hàng nào cũng đăng ký với cơ quan kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đơn vị này ra cảng lấy mẫu kiểm tra sâu bệnh rồi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Song song, các thương nhân mở tờ khai hải quan. Hồ sơ gồm: tờ khai, hợp đồng mua - bán hàng hóa, bản kê số lượng, chủng loại, tờ khai trị giá lô hàng, C/O và giấy chứng nhận kiểm dịch. Hoàn toàn không có yêu cầu về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà xuất khẩu. Từ khi đăng ký kiểm dịch đến khi hàng hóa được thông quan chỉ mất 2-3 giờ, trong đó khâu kiểm dịch chỉ vẻn vẹn 30 phút. Chính vì thế, việc kiểm tra gần như chỉ thực hiện về mặt ngoại quan, nhìn qua kính lúp để xem có bị dịch bệnh hay không. Không thực hiện bất kỳ một xét nghiệm, phân tích hóa chất, hay tồn dư chất bảo quản, bảo vệ thực vật trong sản phẩm nông sản.
Chính vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng việc bỏ qua khâu kiểm tra dư lượng hóa chất trong nông sản nhập khẩu đã dẫn đến cả cơ quan chức năng và người tiêu dùng không biết các sản phẩm rau, củ, quả đang nhập vào VN có những chất gì và ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao.
Tuy nhiên, một cán bộ quản lý của Bộ NN-PTNT cho biết thêm ngay cả công tác kiểm dịch thực vật nhập khẩu của VN cũng làm rất lỏng lẻo, làm cho có lệ.
Chương trình thu hoạch sớm là một trong ba cấu thành của lộ trình cắt giảm thuế theo hiệp định ACFTA. Hai cấu thành còn lại là cắt giảm thuế theo danh mục thông thường, và cắt giảm thuế theo danh mục nhạy cảm. |
Ông này cho biết thông thường nếu nước ngoài muốn xuất khẩu một loại rau quả mới vào VN, cơ quan chức năng của họ phải gửi thông báo cho phía VN. Tùy mặt hàng mà cơ quan chức năng VN sẽ yêu cầu nước xuất khẩu đánh giá nguy cơ dịch hại và các biện pháp xử lý nguy cơ đó. Nếu cần thiết sẽ có đoàn kiểm tra sang tận nơi khảo sát vùng trồng. Chỉ khi cơ quan chức năng VN đồng ý thì mới cho phép nhập khẩu loại nông sản đó.
Tuy nhiên, hầu như các loại rau quả nhập khẩu đều không thực hiện theo quy trình này. Thậm chí, có người còn cho biết, DN muốn NK chỉ cần có đơn xin nhập là được thông qua. Chính vì thế, rau củ quả tươi là mặt hàng thuộc diện không phải chịu thuế GTGT. Vì vậy, các nhà nhập khẩu đang tận dụng ưu đãi thuế quan để đưa hàng nông sản ngoại nhập vào VN. Hầu hết các lô hàng đều có C/O form E (giấy chứng minh xuất xứ) nên đương nhiên được hưởng thuế suất ưu đãi 0%.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com