Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghịch lý thuốc tây: Tăng giá mà không vi phạm!

Ngày 3.3, sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra giá thuốc trên thị trường thủ đô. Tại những nơi kiểm tra, một thực tế xảy ra là giá thuốc bán buôn, bán lẻ được cập nhật thời điểm này chỉ bằng, thậm chí thấp hơn giá doanh nghiệp kê khai ba năm về trước.

Giá thuốc vênh nhau giữa giá kê khai và giá bán đang là vấn đề đau đầu cho cơ quan quản lý. Ảnh chỉ mang tính minh hoạ. Ảnh: L.Q.N

Tại quầy của công ty TNHH một thành viên Dược phẩm trung ương 1, thuốc Boganic giá kê khai là 1.500 đồng nhưng giá bán mới niêm yết là 1.050 đồng/viên nang nén. Hay tại công ty dược phẩm Thắng Lợi, thuốc Calcium D giá kê khai từ năm 2007 là 13.500 nay giá bán (sau nhiều lần tăng) mới tới 13.500 đồng/hộp. Theo một báo cáo của công ty TNHH một thành viên Dược phẩm trung ương 1, kê khai về giá thuốc Calcium Folinat 0,1g/10mg với cục Quản lý dược vào thời điểm 31.12.2007 với mức giá bán là 256.244 đồng/hộp 5 ống. Sau ba năm với nhiều lần tăng giá nhưng đến nay khi cộng các khoản chi phí vào giá bán buôn mới là 183.750 đồng/hộp. Như vậy, công ty vẫn có thể tăng giá hộp thuốc thêm 170.000 đồng mới tới giá kê khai từ ba năm trước. Nên dù tăng giá công ty này vẫn không sai phạm!

Chánh thanh tra sở Y tế Hà Nội, ông Nguyễn Việt Cường cho biết, sở Y tế đã họp với 31 công ty, chi nhánh sản xuất, kinh doanh thuốc thì có 20 công ty báo cáo điều chỉnh giá thuốc, với 240/4.000 mặt hàng. Biên độ điều chỉnh 3 – 30% nhưng không có giá thuốc bán cao hơn giá kê khai hoặc kê khai lại. Có khoảng 70% mặt hàng có giá bán thực tế bằng hoặc thấp hơn 70% giá kê khai hoặc kê khai lại, cá biệt có một số thuốc giá bán chỉ bằng 30 – 40% giá kê khai như mỡ Tetraciclin, Calcipholinat… Mặc dù có nhiều thuốc tăng giá, thậm chí tăng cao tới 30% nhưng tất cả tăng đều đúng luật không vượt quá giá kê khai, không thể xử phạt.

Giải thích về sự vô lý của giá kê khai và giá bán, ông Nguyễn Việt Cường cho biết, sở Y tế chỉ có chức năng kiểm tra thị trường xem doanh nghiệp có bán đúng với giá niêm yết và giá kê khai hay không. Còn chuyện vênh nhau như thế nào là do quy định của cơ quan quản lý.

Trong một lần trả lời báo chí gần đây, đại diện cục Quản lý dược cũng thừa nhận chính vì kẽ hở trong luật dược nên cục đang xây dựng một phần mềm quản lý liên thông giữa y tế, hải quan để kiểm soát giá thuốc vào Việt Nam và giá thuốc tại các nước trước khi khai báo hải quan.

(Theo Lệ Hà/sgtt)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Bảo mật thông tin thẻ ATM an toàn nhất bằng vân tay?
  • 'Thuế thu nhập cá nhân, nếu sửa chỉ nên nới rộng bậc thuế'
  • Bị ép làm… giám đốc
  • Luật thuế thu nhập cá nhân đã sớm lạc hậu
  • Nghị quyết số 11/NQ-CP: Biện pháp tránh sốc
  • Nhái thương hiệu: Lập lờ đánh lận con đen
  • Thu phí xây dựng Quỹ bảo trì đường bộ: DN phản đối
  • Làm nhái nước Trà xanh không độ: Sống chết mặc... người tiêu dùng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%