![]() |
Hơn lúc nào hết, vai trò của các chuyên gia pháp luật trong mọi DN rất quan trọng. Ấy thế nhưng hiện tồn tại một thực tế, đa số các DN VN chưa thực sự có cán bộ pháp chế DN.
Không quan tâm
Ở VN, trong thời gian qua, khi hoạt động kinh doanh, thương mại chịu áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sau khi VN gia nhập WTO, nhiều DN mới tăng cường củng cố vai trò của các chuyên gia pháp luật. Tuy nhiên, việc làm này chỉ mới được các DN ở những thành phố lớn quan tâm, còn các DN ở địa phương khác thì hầu như không để ý đến. Và rõ ràng, khi có tranh chấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN có tính chất quốc tế và phần thua thiệt đa số nghiêng về phía các DN VN.
Nguyên nhân dẫn đến những rủi ro pháp lý của các DN trong thời gian qua không chỉ là do không am hiểu pháp luật và thông lệ quốc tế, thậm chí có DN không nắm được quy định của pháp luật VN, mà quan trọng hơn là các DN không thấy được vai trò của các chuyên gia pháp luật trong đời sống DN. Vì vậy, ngay trong quá trình dự toán chi phí, kinh doanh, các DN chưa dự trù tài chính cho việc tư vấn pháp luật. Mặt khác, một số DN còn ngại lập tổ chức pháp chế mà chỉ khi cần mới thuê luật sư tư vấn bên ngoài cho... tiện.
Theo kết quả khảo sát tại 8 tỉnh, thành trên cả nước cũng như nhiều DN của Vụ các vấn đề chung về pháp luật - Bộ Tư pháp, ở một số nơi chưa thành lập được tổ chức pháp chế hoặc chỉ có một số ít cán bộ làm công tác pháp chế chuyên trách lồng vào các phòng ban.
Người “gác cổng” cho DN
Theo dự thảo nghị định thay thế Nghị định 122/2004/NĐ-CP, tổ chức pháp luật trong các DN nhà nước có thêm nhiều quyền năng hơn như tư vấn cho lãnh đạo Cty tham gia quá trình tố tụng, trọng tài hoặc tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tổ chức pháp luật trong DN nhà nước còn theo dõi việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế DN, ý thức chấp hành của cán bộ, người lao động trong DN để kiến nghị với Hội đồng quản trị, TGĐ, Giám đốc DN những biện pháp xử lý vi phạm...
“Nhiều DN, khi bình thường thì chẳng bao giờ nhớ đến pháp chế, có chăng ý kiến pháp chế chỉ để tham khảo. Đến khi có sự cố, có tranh chấp xảy ra mới giật mình nhớ pháp chế thì nhiều khi đã quá muộn” - ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế - Bộ Tư pháp, nhận xét. |
Nhưng thực tế hiện nay, nhiều DN chỉ khi xảy ra tranh chấp mới “sờ” đến đội ngũ chuyên gia pháp luật của mình. Tại nhiều DN, bộ phận pháp chế chỉ tồn tại kiểu hình thức, tiếng nói không có trọng lượng vì nhiều cán bộ làm kiêm nhiệm. Với dự thảo, các chuyên gia pháp luật sẽ làm việc chuyên trách và các văn bản của cơ quan cần “qua cửa” chuyên gia pháp luật để đảm bảo tính chặt chẽ. Bên cạnh đó, theo dự thảo này, cơ chế phối hợp giữa pháp chế các cơ quan nhà nước cũng được tăng cường hơn, chứ không chỉ tồn tại bó hẹp, độc lập như hiện nay. Tuy nhiên, văn bản chỉ là nền tảng pháp lý, điều quan trọng chính là nhận thức của các cơ quan ban ngành, lãnh đạo các cơ quan, DN với vai trò của các chuyên gia pháp luật - những người gác cổng, phòng ngừa rủi ro đến mức thấp nhất cho DN.
(Theo Mai Thi // Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com