Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quyết định xử phạt nhưng không cưỡng chế được

Tình trạng vi phạm hành chính (VPHC) hiện nay khá nhiều khiến cho các cơ quan có quyền xử phạt cũng phải bức xúc. Thậm chí ở các thành phố lớn, các cơ quan chức năng còn quá tải về khả năng xử phạt.

Nghị định 34/2010 quy định phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi chiếm dụng đường phố để bày bán hàng hóa - Ảnh VnExpress

Nhưng ngược lại, tỷ lệ cưỡng chế thực hiện hình phạt VPHC ở địa phương lại rất thấp, chỉ khoảng 40-50%.

Nguyên nhân tỷ lệ cưỡng chế thấp vì không có cơ quan tập trung cưỡng chế thi hành tương tự như thi hành án, các tổ chức cưỡng chế  liên ngành không hiệu quả, thiếu cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí để thực hiện cưỡng chế.

Chưa kể, mặc dù có quy định là người bị cưỡng chế sẽ phải chịu chi phí cưỡng chế, nhưng thực tế hầu như không thu được, cơ quan cưỡng chế phải chịu.

Có một thực tế là rất khó cưỡng chế các trường hợp người vi phạm không có tài sản, hoặc người vi phạm ở địa phương khác. Ngay việc cưỡng chế tháo dỡ nhà cũng có thể là hình thức phạt chính, chứ không phải hình thức phạt bổ sung như quy định hiện nay.

Việc tạm giữ người VPHC hiện càng có nhiều vướng mắc, nhiều trường hợp cần tạm giữ nhưng theo luật không được tạm giữ người như: đua xe không gây hậu quả nghiêm trọng, tập hợp nhiều người bán hàng…

Việc khó cưỡng chế còn do thủ tục xác định tài sản kê biên chưa thuận lợi, chưa có hướng dẫn xác định hàng hóa mất giá trị, không có kho bãi giữ phương tiện vi phạm.

 Về thủ tục bán đấu giá tài sản VPHC hiện khá rườm rà. Mặc dù có quy định là phải báo cáo Bộ Công an để thông báo rộng rãi trong phạm vi cả nước, sau đó nếu không có người đến nhận thì mới được bán đấu giá. Song lại không có quy định rõ về thời hạn thông báo, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan tổ chức thi hành cưỡng chế.

Mức phạt chưa phù hợp

Để chứng minh cho luận điểm này, có thể kể đếnNghị định 111/2009/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử với mức phạt tối đa là 100 triệu, nhưng Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính chỉ quy định mức cao nhất trong an toàn bức xạ là 70 triệu.

Hay Nghị định xử phạt trong lĩnh vực tài nguyên môi trường chỉ quy định về biện pháp chính, không quy định đầy đủ các biện pháp khác, hoặc biện pháp bổ sung cao hơn nhiều biện pháp chính.

Bên cạnh đó, mức phạt tiền theo thủ tục đơn giản còn thấp, nhưng trong một số trường hợp lại quá cao, ví dụ Nghị định 34/2010 quy định phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi chiếm dụng đường phố để bày bán hàng hóa… là quá cao, không khả thi đối với những người buôn bán nhỏ. Vì phần lớn những người này không có tài sản, không có tài khoản nên không thể cưỡng chế được, còn nếu tịch thu phương tiện, dụng cụ thì không có nơi cất giữ, thủ tục thanh lý phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức.

Tuy nhiên, mức phạt vi phạm điều kiện vệ sinh từ 300.000-600.000 đồng nếu áp dụng đối với các nhà hàng lớn thì là quá thấp, nhưng lại thành quá cao đối với đối tượng bán hàng vỉa hè; hay vi phạm không có chứng chỉ, hoặc chứng chỉ hết hạn đều có cùng mức phạt tiền 1-3 triệu là không phù hợp.

Có lẽ đối với một số vi phạm về chất lượng hàng hóa nên phạt theo tỷ lệ giá trị hàng hóa, chứ không nên quy định mức chung, không bảo đảm công bằng, chính xác.

(Theo Phạm Thúy Hạnh - Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ // Tin Chính phủ)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Bất cập trong nhập khẩu phế liệu
  • Bộ Tư pháp “tuýt còi” Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước
  • Còn mâu thuẫn trong thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
  • Cần có luật xử phạt vi phạm hành chính
  • Mở rộng thực hiện thủ tục hải quan điện tử
  • Không lẽ luật pháp bất lực!
  • DN Hải Phòng: Chưa mặn mà với hải quan điện tử!
  • Doanh nghiệp không sợ trả lương cao, chỉ 'ngán' đóng BHXH
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%