CÁC NGUỒN GIEN
Trên khắp thế giới, rất nhiều cộng đồng đang tập trung vào các vấn đề chia sẻ lợi ích công bằng cũng như bảo vệ và duy trì các nguồn gien. Các cộng đồng này lo ngại rằng công ty ở các nước công nghiệp hóa có thể khai thác các nguồn lực tự nhiên của quốc gia họ cho việc sản xuất dược phẩm và sản phẩm nông nghiệp và đòi quyền sở hữu trí tuệ.
Trong khi đó rất nhiều cộng đồng khác lại tin rằng, những lo lắng như vậy là thừa. Theo bà Linda Lourie, khi mà Chính phủ Hoa Kỳ, gồm cả Viện Ung thư Quốc gia (NCI), cùng nghiên cứu nguồn gien với các nước khác, đồng thời ký kết hiệp định chia sẻ cân bằng lợi ích với các nước này để có được sự hưởng lợi cân bằng về nguồn gien và/ hoặc tri thức truyền thống, “có nhiều câu chuyện thành công” liên quan đến các thỏa thuận và hợp đồng hợp tác đã được đàm phán trên tinh thần đôi bên cùng có lợi.
Theo Tiến sỹ Khoa học Gordon Cragg: “NCI đã đi trước Công ước đa dạng sinh học khoảng 3 hoặc 4 năm” trong việc đàm phán để có những thỏa thuận với các nước khác về các nguồn gien của họ.
Ông Cragg, phụ trách Phòng Sản phẩm Thiên nhiên của Chương trình Phát triển Chữa bệnh của NCI giải thích rằng, vào những năm 1980, Viện này bắt đầu áp dụng nhiều chính sách trong việc hợp tác với các nước khác sử dụng nguồn gien của họ để tìm ra nhiều biện pháp hữu hiệu hơn chữa bệnh ung thư. Các thỏa thuận này đã mang lại cho các nước nguồn các lợi ích tức thời, không phải chờ đợi xem liệu nguồn gien của họ có mang lại kết quả hay không. Những lợi ích tức thời này có thể là việc các nhà khoa học ở các nước có nguồn gien được cử đi đào tạo ở các phòng thí nghiệm của NCI hoặc các phòng thí nghiệm của các trường đại học Hoa Kỳ và chuyển giao công nghệ.
Ông Cragg nói: “Cơ hội cho một phát minh trở thành một sản phẩm thương mại thường được nói là một trên 10.000. Tôi nghĩ thế là lạc quan rồi”.
NCI trực thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, một cơ quan quan trọng của Bộ Y tế và các Dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người của Mỹ, thực hiện chức năng giống như một công ty dược phi lợi nhuận. Được thành lập vào năm 1937, viện này đã dần phát triển trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển thuốc, sưu tập các cây trồng phần lớn ở Mỹ, Mê-hi-cô, Ca-na-da và một số nước châu Phi và châu Âu vào những năm 1950. Cho tới những năm 1980, NCI đã bắt dầu sưu tập các cây trồng và sinh vật biển ở các khu vực miền nhiệt đới.
Chương trình này do NCI đầu tiên phát triển các chính sách chia sẻ lợi ích với các nước có nguồn gien. Ông Bjarne Gabrielsen, cố vấn cấp cao về phát minh và phát triển thuốc ở Bộ phận chuyển giao công nghệ của NCI giải thích: “Chúng tôi bắt đầu cho các tổ chức nghiên cứu chất lượng cao ở Hoa Kỳ thuê các hợp đồng để tiến hành sưu tập, ở nước ngoài. Vườn Bách thảo Missouri đã sưu tập các cây trồng ở châu Phi, trong khi vườn Bách thảo New York sưu tập ở châu Mỹ La tinh, trường Đại học Illinois ở Chi-ca-gô sưu tập ở Nam Á”. Ông nói: “Các bộ sưu tập này được thực hiện chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu là các nước đang phát triển”.
Ở giai đoạn này, chương trình của Cragg đã bắt đầu sử dụng các Thư Sưu tập, các thỏa thuận giữa NCI với một tổ chức đấu thầu của Mỹ và một tổ chức sưu tập ở nước có nguồn gien. Ông Gabrielsen nói với tổ chức quốc gia có nguồn gien rằng: “Nhà thầu Mỹ đi tới một vùng, xin những giấy phép cần thiết, và sưu tập các cây trồng và sinh vật biển cho chúng tôi. NCI làm công việc chiết xuất và kiểm nghiệm”. Ngoài các khoản lợi nhuận ngắn hạn, NCI còn yêu cầu rằng nếu một loại thuốc nào đó được phát hiện ra và được cấp phép cho một công ty dược, công ty này phải nhất trí để những khoản lợi sẽ được trả về cho nước Mỹ, được coi như một phần của tiền sáng chế.
Theo thời gian, cùng với Công ước Đa dạng Sinh học và sự nhận thức ngày càng lớn hơn của các nước có nguồn gien về giá trị của các nguồn gien của họ, các tổ chức nghiên cứu và các công ty dược đã ngày càng chấp thuận các chính sách hợp tác và bù trừ cân bằng.
Trong lĩnh vực này thì NCI vẫn đi đầu. Vào những năm 1990, NCI đã trưng bày lại các bộ sưu tập của mình trong một chương trình tìm thuốc từ cây thuốc nhằm mở rộng hợp tác chặt chẽ hơn với các nhà khoa học và các tổ chức của các nước có nguồn gien theo các hợp đồng gọi là Biên bản ghi nhớ.
Cragg nói “Khi các tổ chức của nước có nguồn gien có kỹ năng, chuyên môn và kiến thức và một số cơ sở hạ tầng trong phòng thí nghiệm của họ, chúng tôi hỗ trợ thêm cho họ bằng việc giúp họ hơn nữa trong các chương trình nghiên cứu để tìm ra thuốc.... Ví dụ, Chương trình Chữa bệnh Phát triển trị liệu pháp của NCI đã cung cấp chương trình đào tạo và các loại tế bào ung thư cho một tổ chức nghiên cứu ở trường đại học Liên bang Ceara ở Fortaleza, Brazil nhằm giúp họ xây dựng chương trình nghiên cứu thuốc chữa ung thư riêng của mình. Tổ chức này hiện giờ đang thử nghiệm các nguyên liệu trong các chương trình nghiên cứu trên khắp Bra-xin.
Ông Cragg nói “Chúng tôi có năm hợp đồng như vậy ở Bra-xin” cũng như có các thỏa thuận hợp tác với các tổ chức ở Australia, Băng-la-đét, Trung Quốc, Cốxta-Rica, Fi-ji, Aixơlen, Hàn Quốc, Mê-hi-cô, Niu Dilân, Ni-ca-ra-gua, Pa-kít-tan, Pa-na-ma, Papua New Guinea, Nam Phi và Zimbabwe.
Ông Cragg cho rằng, thông qua cách hợp tác này, các tổ chức nghiên cứu ở các nước đang phát triển có thể có một phát minh hứa hẹn ngay tại nước của họ. Thậm chí nếu họ gửi cho NCI một mẫu để xét nghiệm kỹ càng hơn thì việc xét nghiệm như vậy được coi là bình thường và NCI không đòi quyền sở hữu trí tuệ. “Các kết quả được gửi trả lại cho họ và tổ chức nghiên cứu của nước đó sẽ có được bằng sáng chế, nếu phù hợp”.
Ông Cragg nhấn mạnh rằng: “Theo suy nghĩ của chúng tôi, đây là một cách rất lý tưởng. Nếu một công ty dược muốn tận dụng phát minh đó và tổ chức nghiên cứu ở nước có nguồn gien được cấp bằng sáng chế, công ty dược này phải thương lượng một thỏa thuận cấp phép và tổ chức nghiên cứu ở nước có nguồn có thể đặt ra các điều kiện”.
Ông Cragg nói rằng “Bằng việc hợp tác chặt chẽ để đưa ra các giải pháp tốt hơn cho cả người dân Mỹ và người dân toàn cầu đang phải chịu căn bệnh ung thư, chúng tôi đã đạt được mục tiêu của NCI và cũng là mục tiêu của Công ước Đa dạng Sinh học. Các nước có nguồn gien đang có được những lợi nhuận quan trọng”.
Bà Linda Lourie chỉ ra rằng Chính phủ Hoa Kỳ cũng yêu cầu ký kết hợp đồng khi các công ty muốn sưu tập các nguồn gien từ các vùng đất thuộc sở hữu của các bang hoặc từ khoảng 56 triệu mẫu đất mà chính phủ liên bang nắm giữ theo sự ủy thác của các bộ lạc Mỹ và của những người Mỹ bản địa. Ví dụ, để nghiên cứu các vi sinh vật trong các suối nước nóng của vườn quốc gia Đá vàng, các nhà nghiên cứu phải ký kết hiệp định Phát triển và Nghiên cứu Hợp tác (CRADA) với Chính phủ Hoa Kỳ, gồm cả những quy định về chia sẻ lợi ích nếu kết quả nghiên cứu được thương mại hóa.
Bà Lourie nói: “Quan điểm của người Mỹ về việc bảo vệ nguồn gien là để khuyến khích các nước khác thiết lập cơ chế tiếp cận phù hợp và các chế độ chia sẻ lợi ích quy định rằng việc chia sẻ lợi ích là dựa trên các điều khoản đã cùng nhau thỏa thuận”. Một vài nước áp dụng các chính sách hạn chế sự tiếp cận bằng việc tạo ra nhiều rào cản để ngăn chặn sự hợp tác, do đó làm mất đi của họ các lợi ích tiềm năng từ sự hợp tác.
KẾT LUẬN
Cho đến nay, nước Mỹ đã tìm ra rất nhiều biện pháp để đáp ứng các mối quan tâm về việc bảo vệ tri thức truyền thống, văn hóa dân gian và nguồn gien. Theo quan điểm của Mỹ, các luật về sở hữu trí tuệ hiện và nên tiếp tục phục vụ những cá nhân và người bản xứ và những cộng đồng khác đáp ứng được những tiêu chuẩn phù hợp để được bảo vệ hợp pháp.
Chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ việc trao đổi kinh nghiệm về tri thức truyền thống, các hình thức thể hiện văn hóa dân gian và các nguồn gien trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt trong WIPO, một tổ chức có đủ kinh nghiệm và các nguồn lực cần thiết để xử lý các vấn đề kỹ thuật phức tạp. Các hoạt động của WIPO bao gồm các nhiệm vụ điều tra, các nghiên cứu thực nghiệm và các cuộc khảo sát, các điều khoản hợp đồng mẫu và các ví dụ cơ sở dữ liệu.
Các chuyên gia Hoa Kỳ nhất trí rằng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không phải là một giải pháp cho tất cả các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng tri thức truyền thống, các hình thức thể hiện bản sắc văn hóa và nguồn gien trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo quan điểm của người Mỹ, bí quyết để giải quyết vấn đề này một cách tốt đẹp là tiếp cận theo hướng những giải pháp bắt nguồn trong bối cảnh của mỗi quốc gia.
(Theo maxreading)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com