Theo quy chuẩn quốc gia về sản xuất và kinh doanh phân bón sẽ được ban hành trong năm nay, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón giả sẽ bị phạt 100 triệu đồng thay vì 40 triệu đồng như trước đây.
Đó là một trong nhiều nội dung đã được rất nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón cùng đại diện các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh phía Nam quan tâm tại buổi "Góp ý xây dựng quy chuẩn quốc gia về kinh doanh và sản xuất phân bón" ngày 13-4 tại TPHCM thay cho quyết định số 100/2008/QĐ-BNN được ban hành trước đây.
Ông Phan Huy Thông, Cục phó Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết quy chuẩn quốc gia về sản xuất và kinh doanh phân bón sẽ giúp ngành nông nghiệp kiểm soát chặt chất lượng phân bón, tránh trường hợp mỗi doanh nghiệp sản xuất mỗi loại phân bón với những công thức khác nhau, có thể gây thiệt hại cho nông dân.
Theo quy chuẩn này, định kỳ từ 1 đến 3 tháng Cục trồng trọt sẽ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung và sửa đổi danh mục phân bón thay vì từ 3 đến 6 tháng như trước đây để giúp doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón chủ động trong kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp nhập khẩu phân bón.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nay nhu cầu phân bón của cả nước vào khoảng 8,9-9,1 triệu tấn. Trong đó, sản lượng phân bón trong nước mới đạt khoảng 5,6 triệu tấn và phải nhập khẩu khoảng 3,3 triệu tấn, giảm gần 900.000 tấn so với năm 2009.
Hiện nay, để được chứng nhận một loại thuốc bảo vệ thực vật mới doanh nghiệp phải mất 3 năm khảo nghiệm cùng 100 triệu đồng kinh phí. Còn muốn được chứng nhận là phân bón mới thì phải qua 2 năm khảo nghiệm cùng mức phí là 30 triệu đồng. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã tận dựng khe hở này để đưa thuốc bảo vệ thực vật sang danh mục phân bón dưới dạng phun lá, để giảm được 70 triệu đồng chi phí trong khi thời gian được bán ra thị trường ngắn hơn 1 năm. Do đó, trong thời gian qua rất nhiều hộ nông dân tại các tỉnh Đông Nam bộ đã bị thiệt hại vì mua phân bón dưới dạng phun lá nhưng thực chất là thuốc bảo vệ thực vật nên nhiều diện tích cây trồng bị chết vì sử dụng những loại phân bón dạng này. |
(Theo Ngọc Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com