Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chứng khoán chưa hết lo

Có vẻ như con sóng nhỏ đầu tháng 6 đã kết thúc chóng vánh với phiên giao dịch kỷ lục cuối tuần. Mức lãi khá mỏng và áp lực bán quá mạnh cho thấy nhà đầu tư vẫn chưa kỳ vọng nhiều vào một cơ hội dài hơi.

Đầu cơ thông tin hay sóng giải chấp?


Ba tuần qua thị trường biến động ngoài sức tưởng tượng của rất nhiều người: Từ lao dốc không phanh đến phục hồi thẳng đứng một cách chóng mặt. Điều gì đã tạo ra dao động lớn như vậy?

Áp lực giải chấp được cho là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bán sàn hàng loạt trong tuần giữa tháng 5. Thị trường thực sự “kéo lên” vào ngày 26-5 mà không vì bất cứ lý do nào, ngoài chuyện cổ phiếu “rẻ”. Phải công nhận rằng dòng vốn tạo lập thị trường đã quá thành công trong việc ngăn đà giảm chỉ bằng vài phiên giao dịch. Tâm lý thị trường ngay lập tức đã đổi khác, từ bi quan cùng cực sang kỳ vọng phục hồi.

Có ý kiến cho rằng vì thị trường mất thanh khoản quá nhanh khiến lượng hàng giải chấp không thể thoát ra được và điều đó tất yếu phải dẫn đến nỗ lực đánh lên để lôi kéo dòng tiền cơ hội đang đứng ngoài tham gia tạo thanh khoản. Cũng có ý kiến cho rằng các tổ chức là đối tượng thiệt hại nhất trong 10 phiên cắm đầu lao dốc và thị trường có nguy cơ đổ vỡ niềm tin. Các “tay chơi” lớn buộc phải chung sức cứu thị trường.

Lý do dù là gì thì cũng rất phù hợp về thời điểm và nhà đầu tư đang nỗ lực bảo toàn vốn đã được nhìn thấy cái họ cần: Tiền mặt đang vào. Sự cẩn trọng quá cao khiến người bảo toàn được vốn trong đợt suy giảm vừa qua luôn nhìn mọi động thái với con mắt nghi ngờ. Nếu không thực sự có một dòng vốn lớn gia nhập để nâng đỡ thị trường, sẽ không thể lôi kéo được dòng vốn đang nghỉ ngơi tham gia.

Không phải đa số nhà đầu tư đều biết trước về thời điểm công bố Thông tư hướng dẫn quy chế giao dịch mới, điều mà thị trường đã chờ đợi mòn mỏi nhiều tháng nay. Tâm lý nhà đầu tư đứng ngoài thực sự hưng phấn khi xuất hiện thông tin hỗ trợ. Sự kìm nén lượng cung vào ngày T+4 kết hợp với thông tin hỗ trợ ra đúng lúc đã tạo ấn tượng về sự an toàn. Dòng vốn mới bắt đầu tham gia mạnh hơn.

Tuy nhiên áp lực bán mạnh phiên cuối tuần, đúng một ngày sau khi có thông tin hỗ trợ khiến cảm giác bất an lại quay lại. Đáng lẽ sự hưng phấn vì thông tin và dòng tiền mới vào phải tạo đà cho một chu kỳ tăng dài hơi. Thế nhưng khối lượng hàng khổng lồ thoát ra hôm 3-6 chắc chắn không phải chỉ từ những người chốt lãi non. Hơn 3.800 tỷ đồng được rút ra là một con số rất lớn trong bối cảnh này. Rất có thể một lượng lớn cổ phiếu cầm cố đã được giải tỏa khi điều kiện thuận lợi. Nên nhớ rằng áp lực giảm dư nợ cho vay phi sản xuất đối với các ngân hàng vẫn đang treo lơ lửng, chứ không chỉ thuần túy là giải chấp tài khoản cháy nữa.

Vấn đề cơ bản chưa cải thiện

Sự phục hồi đảo chiều hình chữ V luôn tạo ấn tượng về khả năng tăng giá, nhưng lại không tạo ấn tượng về sự bền vững. Nguyên nhân của sự suy giảm trung hạn từ đầu năm đến nay vẫn chưa được giải quyết. Sự sụt giảm bùng nổ trong 10 phiên từ giữa tháng 5 có nguyên nhân trực tiếp là giải chấp và áp lực thu hồi nợ. Ngay cả khi nguyên nhân đó được xử lý (giải chấp hết) thì thị trường cũng chưa thể bùng nổ ngay lập tức.

Hiện tại thị trường đang quay lại thời điểm tháng 4, tức là trước khi xảy ra tình trạng giải chấp ồ ạt. Những vấn đề cơ bản lại được đặt ra. Điều gì chờ đợi thị trường trong tháng 6? Có lẽ lạc quan nhất cũng chỉ là những cải thiện về CPI, thị trường ngoại tệ. Những vấn đề thiết thực hơn như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết, vấn đề lãi suất, thanh khoản ngân hàng vẫn còn nguyên.

Có thể nói 7 phiên tăng vừa qua chỉ là sự bồi hoàn lại nguyên nhân của 10 phiên giảm trước đó. Nguyên nhân trực tiếp có thể được giải quyết, nhưng những vấn đề cũ thì chưa. Thị trường khó có thể phục hồi bền vững chỉ bằng sự thay đổi chóng mặt giữa hai thái cực của tâm lý.

(Báo Đại Đoàn Kết)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!