Phiên cuối tuần chứng kiến sự tăng điểm của cả hai sàn giao dịch trong bối cảnh thanh khoản đều gia tăng. Sau phiên mua ròng ngày hôm qua tại HNX thì hôm nay khối ngoại đã bán ròng trên cả hai sàn.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần thì VNindex chỉ tăng nhẹ 1,05 điểm (0,23%) lên mức 445 điểm. Khối lượng giao dịch tăng so với phiên trước khi đạt 40 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt 641,09 tỷ đồng. Các cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế với 205 mã. Hôm nay khối ngoại tiếp tục bán ròng tại HOSE, tăng cả về lượng lẫn giá trị so với phiên trước, đây là phiên bán ròng thứ hai liên tiếp của khối này.
Khối lượng mua, bán lần lượt là 1.247.690 đơn vị và 3.723.340 đơn vị, chiếm 3,03% và 9,06% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Chênh lệch mua bán đạt -2.475.650 đơn vị. Giá trị bán ròng tương ứng là 31,78 tỷ đồng.
Dẫn đầu về khối lượng mua ròng là SBT với 145 nghìn đơn vị, tiếp theo là KDC với 136 nghìn đơn vị. Các mã được mua ròng dưới 100 nghìn đơn vị là PHR, DPR, BVH… Về mặt giá trị thì KDC dẫn đầu với 4,9 tỷ đồng, tiếp theo là các mã DPR, BVH, PHR, SBT…
Cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất là VSH gần 700 nghìn đơn vị, tiếp theo là PVT hơn 500 nghìn đơn vị. Các mã bị bán ròng khác là REE, DPM, KBC…
Tại HNX, hôm nay là một phiên giao dịch sôi động, mang lại sự hân hoan cho nhà đầu tư khi mà hầu hết các cổ phiếu đều tăng trần với dư mua lớn. Đóng cửa thì HNX-index đã tăng được 1,71 điểm (2,21%) lên mức 79,1 điểm, số mã tăng chiếm áp đảo với 277 mã. Hôm nay HNX tiếp tục vượt qua HOSE về thanh khoản cũng như giá trị giao dịch. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 58,38 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch là 701,282 tỷ đồng. Sau phiên mua ròng ngày hôm qua thì hôm nay khối ngoại quay trở lại bán ròng tại HNX.
Hôm nay khối ngoại giao dịch khá trầm lắng tại HNX, biểu hiện qua khối lượng mua bán đều ở mức thấp, lần lượt là 484.100 đơn vị và 785.000 đơn vị, chỉ chiếm 0,83% và 1,34% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Chênh lệch mua bán là -300.900 đơn vị, tương ứng giá trị bán ròng là 3,75 tỷ đồng.
Các mã được mua ròng đều với khối lượng thấp. Dẫn đầu về khối lượng và giá trị mua ròng đều là mã VND với khối lượng mua ròng là 93 nghìn đơn vị tương ứng với 1,29 tỷ đồng giá trị. Xếp sau là các mã như NTP, DBC, PVI, PGS…với khối lượng mua ròng chỉ vài chục nghìn đơn vị.
Về phía bán ròng thì các mã vốn hóa lớn bị bán ròng mạnh nhất, tuy nhiên khối lượng bán ròng đều không mạnh. Dẫn đầu về khối lượng bán ròng là SHB với 99 nghìn đơn vị, PVX 98,2 nghìn. Các mã bị bán ròng khác là VCG, KLS, TNG…
Dưới đây là thống kê giao dịch NĐTNN ngày 10/06/2011:
Dòng tiền ồ ạt đổ vào thị trường và tập trung chủ yếu vào blue-chips đã khiến các cổ phiếu này tăng giá ấn tượng. Quy mô của những ông lớn này tăng lên mạnh và túi tiền của các đại gia cũng theo đó phình to.
Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong 6 tháng đầu năm nay chỉ có 7 doanh nghiệp mới niêm yết trên cả 2 sàn, trong khi đó, nhìn tiếp 6 tháng nữa cũng chưa thấy khởi sắc hơn.
Hiện nay, tâm lý bi quan vẫn đang tiếp tục bao trùm thị trường, bởi giới đầu tư vẫn lo ngại về lĩnh vực ngân hàng và những ảnh hưởng của lĩnh vực này tới các ngành kinh tế khác là rất khó xác định.
Do các mã vốn hóa lớn đều giảm điểm nên VNindex không thể tăng mạnh. Khối lượng giao dịch hai sàn đạt hơn 100 triệu cổ phiếu. Sàn Hà Nội tiếp tục thu hút dòng tiền đầu cơ.
Gốc rễ khó khăn của các CTCK hiện nay là trào lưu phát triển mang tính tự phát cách đây vài năm. Các giải pháp tình thế và căn cơ lâu dài đang được nhiều CTCK tính đến, nhằm giải quyết cho những phép tính sai!
Thông tư 74 quy định chỉ được mua (hoặc bán) một loại chứng khoán nếu lệnh bán (hoặc mua) của chứng khoán cùng loại trước đó đã được thực hiện, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư không được đồng thời đặt sẵn lệnh mua và bán cùng một loại chứng khoán.
Khẳng định của Bộ Tài chính về việc thu 10% thuế VAT đối với khoản phí dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán khiến các CTCK… choáng, bởi tình hình tài chính của nhiều công ty đang ở vào tình cảnh rất bi đát. Nếu phải nộp thêm một khoản thuế cả chục tỷ đồng thì sức ép tài chính lên các CTCK sẽ “căng như dây đàn”.
Với việc mua giá cao hơn giá bình quân cuối phiên hôm qua tại HNX đã báo hiệu một phiên tăng điểm của sàn này, HNX giao dịch sôi động ngay những phút đầu tiên, hiện đang tăng điểm mạnh. VNindex mở phiên tăng nhẹ.
Lượng cung không quá mạnh của lượng hàng T4 về tài khoản đã kích thích giao dịch sôi động hơn về cuối phiên ngày hôm nay và cả 2 chỉ số đều đóng cửa tăng điểm. Chúng tôi nhận thấy, dòng tiền có xu hướng ưa chuộng các cổ phiếu trên sàn HNX hơn HOSE bởi tính đầu cơ cao, giá đã giảm mạnh cùng thanh khoản tốt.
Phiên giao dịch thứ Sáu ngày 10/6/2011. Bài bản sẵn có của nhóm tạo lập thị trường vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả: kịch bản đánh lên vẫn còn nguyên giá trị của nó, thị trường vẫn nối tiếp tăng tốc. Bàn cờ chứng khoán ngày càng thú vị và đáng nghiền ngẫm. Con mã có tên “Người Hà Nội” đã “sang sông”.
Sau phiên giảm nhẹ hôm qua thị trường hôm nay đã khởi sắc trở lại với mức tăng đồng đều trên cả 2 sàn. Dòng tiền đổ mạnh vào sàn HNX đặc biệt trong những phút cuối, đẩy thanh khoản sàn HNX vượt qua HOSE cả về khối lượng và giá trị.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.