Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Minh bạch thông tin, trách nhiệm không chỉ riêng DN

Động thái mạnh tay của cơ quan quản lý đối với các chậm trễ, sai phạm trong công bố thông tin của DN niêm yết thời gian gần đây được nhiều thành viên thị trường đánh giá tích cực, nhưng đi kèm không ít băn khoăn.

Hai tuần gần đây, một loạt công ty trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE) bị nhắc nhở về nghĩa vụ công bố thông tin, có doanh nghiệp bị nhắc nhở, giải trình lần 2 trong thời gian ngắn. Sau "xì căng đan" DVD, cơ quan quản lý đang phát đi thông điệp mạnh tay hơn với các chậm trễ, sai phạm trong công tác công bố thông tin từ doanh nghiệp niêm yết. Động thái này được nhiều thành viên thị trường đánh giá tích cực, nhưng đi kèm không ít băn khoăn.

Nhìn từ hai sàn...

Vừa bật laptop, ngó thấy thông tin cổ phiếu HQC bị cảnh cáo trên toàn thị trường, nhà đầu tư Tr.C.Đức (CTCK TP. HCM) lắc đầu. nhà đầu tư Đức nói rằng, có thâm niên bám sàn 7 năm, nhưng với thông tin mà HOSE công bố, anh vẫn không hiểu lý do thật sự cổ phiếu này bị cảnh cáo là gì. Vừa nói, anh vừa "click" chuột vào một thư mục khác trên màn hình máy tính xách tay, chép miệng: "Không có gì nghiêm trọng, chỉ là chậm công bố báo cáo tài chính. Chuyện thường ngày ở... doanh nghiệp!".

Anh Đức cho hay, từ lâu anh đã lưu luôn Thông tư 09/2010/TT-BTC (quy định về công bố thông tin) ra màn hình máy tính để tiện tra cứu. "Gần đây, tuần nào cũng có doanh nghiệp bị cảnh cáo, xử phạt bắt nguồn từ văn bản này. Lý do công bố toàn theo Khoản x, Điều y của Thông tư. Tôi gắn bó với thị trường lâu năm cũng mù tịt. Muốn rõ chỉ có nước tự tra cứu thông tin. Rút kinh nghiệm, sao lưu ra một file riêng. Sao cơ quan quản lý không dẫn giải trực tiếp nội dung các điều, khoản để nhà đầu tư dễ đọc?", anh Đức nói.

“Sở giám sát doanh nghiệp niêm yết chúng tôi, vậy có ai giám sát công tác công bố thông tin của Sở?", người công bố thông tin của một công ty niêm yết đặt câu hỏi. Trước đó, công ty này đã từng bị HOSE nhắc nhở về chuyện chậm công bố báo cáo thường niên 2010.

Trên đây chỉ là một vài "phản biện" đơn lẻ của một bộ phận thành viên thị trường trước động thái HOSE tăng cường công tác giám sát và mạnh tay hơn với sai phạm trong công tác công bố thông tin trên TTCK.

Nâng cao tính chủ động

Ông Lê Văn Thành, sáng lập viên CTCP Đào tạo đầu tư FST nhận xét: "Quả bom" DVD nổ tung, khiến các cơ quan quản lý thị trường không thể chần chừ, buộc phải mạnh tay hơn trong việc xử lý các sai phạm công bố thông tin. Nhưng nỗ lực này đối diện một số thách thức lớn.

Thứ nhất, theo ông Thành, đó là sự bất hợp tác của doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là các doanh nghiệp có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản. Cơ quan quản lý nên lường trước tình huống này và có điều chỉnh về quy định pháp lý phù hợp với thực tế phát sinh.

Thứ hai là trách nhiệm quản lý trên lý thuyết và tính chủ động theo diễn biến thực tế. Chẳng hạn, với DVD, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) tuyên bố đã làm hết trách nhiệm trong vụ 70 tỷ đồng (nhà đầu tư nộp tiền mua cổ phiếu phát hành thêm nhưng sau đó đợt phát hành bị hủy bỏ) là chưa thỏa đáng. UBCK buộc DVD phải trả lại tiền cho nhà đầu tư, về lý thuyết, UBCK hoàn thành nghĩa vụ, nhưng doanh nghiệp làm ngơ thì thực tế UBCK cần theo sát diễn biến tiếp theo của vụ việc để thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho nhà đầu tư.

Chuyên gia chứng khoán Huy Nam cho rằng, chưa xét về mặt cơ chế, ngay cả nhân lực của cơ quan quản lý thị trường hiện nay cũng khó có thể bao quát hết thực tế phức tạp phát sinh. Vì vậy, thay vì giám sát thụ động trông chờ doanh nghiệp tự giác như hiện nay, cơ quan quản lý thị trường cần nâng cao tính chủ động bằng cách ứng xử nhanh với các phản hồi từ các thành viên thị trường như thiết lập đường dây nóng để xử lý các tình huống thời sự. Bên cạnh đó, thực tế vận động của thị trường cho thấy, cần có điều chỉnh phù hợp trong khuôn khổ các quy định quản lý thị trường và cần sự phối hợp hành động giữa các cơ quan quản lý thị trường, giữa UBCK với các cơ quan hành pháp, lập pháp để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Giang Thanh

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(Báo Đầu tư CK Điện tử)

  • Lãi suất thấp chưa ngấm đến DN niêm yết
  • 5 yếu tố tạo "đòn bẩy" cho thị trường chứng khoán
  • Hơn 130.000 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ trong kho
  • Tập đoàn đầu tư và hệ lụy từ mô hình “quả mít"
  • Tỷ lệ ký quỹ trong chứng khoán không được thấp hơn 60%
  • Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 31/8
  • Thị trường cần được "kích hoạt" bằng chính sách mới
  • Cổ phiếu bluechip: Ai bán, ai mua?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!