Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TTCK phản ứng với CPI tháng 6

Trong những phiên giao dịch đầu tuần, TTCK đón nhận thông tin tăng trưởng CPI tháng 6 của hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ở mức thấp lần lượt là 1.21% và 0.69%, đem lại kỳ vọng về sự giảm tốc của lạm phát với mức tăng trưởng CPI cả nước tháng 6 dự báo dưới 1%.

Tuy nhiên, hai chỉ số chứng khoán vẫn giảm điểm mạnh khoảng 1.70% khi đón nhận thông tin này. Liệu TTCK có sự phản ứng tích cực khi con số CPI tháng 6 của các nước được công bố chính thức ?

Một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ cho đợt phục hồi vừa qua trên thị trường chứng khoán là dấu hiệu giảm tốc của lạm phát bắt đầu từ tháng 5, và điều này đã tái khẳng định trong tháng 6. Sự hạ nhiệt của lạm phát trong hai tháng vừa qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, nguồn cung nhiều loại lương thực và thực phẩm đã phục hồi trở lại sau giai đoạn đầy khó khăn nên giá bán đã ổn định trở lại. Thứ hai, sản lượng công nghiệp và lượng hàng tồn kho tăng lên khiến giá đầu ra không khó có thể tăng. Thứ ba, các nhân tố làm tăng chi phí đầu vào như giá điện, xăng dầu, tỉ giá,... đã tạm thời được kiểm soát cũng như cam kết giữ giá các mặt hàng đầu vào cơ bản nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm.

Dựa trên số liệu CPI tháng 6 đã công bố của hai trung tâm lớn và các yếu tố tạo ra lạm phát, WSS kỳ vọng mức tăng trưởng CPI tháng 6 của cả nước sẽ được khống chế ở khoảng 1%, đưa mức tăng trưởng từ đầu năm 2011 đến nay lên mốc 13%, tiến gần chỉ tiêu lạm phát cho cả năm của Chính phủ đưa ra là 15%. Đồng thời, mức tăng trưởng CPI so với cùng kỳ năm trước lên trên 20%, mức cao nhất từ đầu năm 2011.

Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng trong hai tháng trở lại đây đã khẳng định sự hạ nhiệt rõ ràng và đang dần dần tạo ra sự ổn định cùng với các yếu tố vĩ mô khác như lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, sự ổn định của thị trường ngoại hối và thị trường vàng,... Tuy nhiên, một số sự ổn định này chỉ mang tính chất tạm thời khi có sự can thiệp mạnh bạo của cơ quan quản lý, điển hình như việc khống chế giá bán điện, xăng dầu, hay chuyên gia của Credit Suisse tại Singapore cho rằng sự ổn định tỷ giá hiện nay chỉ mang tính giả tạo.

Đợt phục hồi vừa qua của TTCK có vẻ đã phản ứng trước với xu hướng giảm tốc của lạm phát trong tháng 6. Tuy nhiên, các tổ chức trong nước và quốc tế vẫn giữ quan điểm thận trọng về những tác động tiêu cực của chính sách thắt chặt lên tăng trưởng kinh tế, đặc biệt sẽ trở lên rõ ràng hơn trong quý 3/2011. Do vậy, sự phục hồi chỉ mang tính chất ngắn hạn dựa trên dòng tiền đầu cơ tập trung vào các mã nóng.

Theo dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế năm 2012, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng, linh hoạt; phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị tiền đồng VN, tăng dần dự trữ ngoại hối. Định hướng này cho thấy sẽ chưa thể có sự cởi mở về tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất, đặc biệt là chứng khoán. Do đó, việc công bố thông tin CPI tháng 6 của cả nước cho dù mang tính tích cực, nhưng cũng sẽ không được sự hưởng ứng mạnh mẽ của dòng tiền đầu tư dài hạn.

(Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp điện tử)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!