Xu hướng lình xình và đi ngang tiếp tục diễn ra trong tuần này. Thanh khoản cũng đi xuống qua từng phiên giao dịch. Khối ngoại đã bán ròng trọn tuần tại HOSE và quay lại mua ròng tại HNX.
Trên thị trường chứng khoán thế giới tuần vừa qua đã chứng kiến sự tăng giảm đan xen của các chỉ số chính. Tại Mỹ, mặc dù phiên cuối tuần giảm điểm nhưng tính chung cả tuần thì vẫn tăng. Thị trường chịu tác động từ việc Moody's hạ xếp hạng tín dụng của Bồ Đào Nha, những thông tin khả quan về tình hình việc làm. Trong đó thì Tại Châu Âu, thị trường có vẻ chững lại sau khi tăng mạnh tuần trước bởi những thông tin tích cực về tình hình nợ tại Châu Âu. Châu Á cũng tăng giảm đan xen lẫn nhau. Ngoài ra chứng khoán thế giới còn chịu tác động của các thông tin như Trung Quốc nâng lãi suất cơ bản lần thứ 3 trong năm nay cho thấy những nỗ lực trong việc kiềm chế lạm phát của Chính phủ nước này. ECB nâng lãi suất lên 1,5%. Giá vàng và giá dầu đều tăng, trong đó giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong 2 tuần trở lại đây.
Trong nước tuần qua thì những thông tin về tài chính – ngân hàng có lẽ là thu hút được nhiều sự quan tâm nhất. Cụ thể trong tuần qua thì NHNN giảm lãi suất OMO xuống 14% khiến trái phiếu tăng giá. Ngày 1/7, lãi suất liên ngân hàng ở hầu hết kì hạn vẫn trên 13%/năm, riêng lãi suất qua đêm giảm về gần 11,5%/năm và lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn 6 tháng lên 15%/năm. NHNN ban hành quy định phạt tổ chức tín dụng lách trần lãi suất và trần tỷ giá. Theo dự thảo mới ban hành, vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước sẽ được tăng gấp đôi lên 10.000 tỷ đồng và NHNN phải trích 20% chênh lệch thu chi để hình thành lên quỹ thực hiện chính sách tiền tệ. Ngoài ra thì câu chuyện giá xăng dầu tiếp tục gây chú ý khi Cục quản lý giá cho biết sẽ không ưu tiên giảm giá xăng dầu khi giá thế giới giảm. Một thông tin vĩ mô đáng chú ý nữa là việc đề xuất nâng lương tối thiểu lên 2,2 triệu đồng/tháng.
Trong tuần này thì VNindex tăng điểm nhẹ so với tuần trước, cụ thể thì VNindex đã tăng được 5,03 điểm lên mức 430,32 điểm (tuần trước thì VNindex kết thúc ở mức 425,29 điểm). Thị trường tiếp tục giao dịch trong trạng thái đi ngang, thanh khoản thấp, VNindex tăng điểm được chủ yếu là nhờ vào các cổ phiếu bluechips. Tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-index cũng có một tuần tăng điểm, nhưng mức tăng thì lại rất thấp, chỉ tăng được 0,08 điểm. HNX-index chốt tuần dừng ở mức 72,84 điểm.
Sau phiên mua ròng mạnh từ tuần trước (chủ yếu là mua mã VNM) thì tuần này khối ngoại lại chuyển hướng bán ròng tại HOSE. Đáng chú ý là họ trọn tuần bán ròng và phiên hôm qua là phiên bán ròng thứ 6 liên tiếp. Trong đó có 3 phiên khối ngoại bán ròng trên 10 tỷ đồng. Tính chung cả tuần thì khối ngoại bán ròng hơn 59 tỷ đồng.
Cùng với sự ảm đạm của thị trường thì khối ngoại cũng giao dịch khá khiêm tốn. Khối lượng mua, bán lần lượt là 9.884.570 và 13.778.270 đơn vị, chiếm 8,61 % và 12,00 % khối lượng giao dịch toàn thị trường. Khối lượng bán ròng cả tuần là 3.893.700 đơn vị. Giá trị mua, bán lần lượt là 498,55 tỷ và 557,97 tỷ đồng. Giá trị bán ròng tương ứng là 59,42 tỷ đồng.
Đứng đầu về danh sách mua ròng là REE với hơn 314 nghìn đơn vị. Theo sau là VFC hơn 232 nghìn. Các mã được mua ròng dưới 200 nghìn đơn vị là DPR, HPG, ITC…Theo giá trị thì DPR lại đứng đầu với hơn 10 tỷ. VIC đứng thứ 2 với 8,2 tỷ. Tiếp theo là HPG 5,3 tỷ. Hai mã đứng cuối cùng trong top là REE và DHG đều được mua ròng trên 3 tỷ đồng.
Chuyển sang bán ròng thì tuần này mã PVT tiếp tục đứng đầu top với 1,09 triệu đơn vị bị bán ròng. Một mã bị bán khá mạnh khác trong tuần này là STB với hơn 740 nghìn đơn vị. Hai mã KBC và SSI đều bị bán ròng trên 400 nghìn. Đứng cuối top là mã CII với hơn 376 nghìn đơn vị. Theo giá trị bán ròng thì BVH lại đứng đầu với hơn 12 tỷ, theo sau là FPT hơn 10,2 tỷ. Tiếp theo mới đến các mã khác là STB, CII, KBC…
Tại sàn Hà Nội, sau khi bán ròng tuần trước thì tuần này khối ngoại đã quay trở lại mua ròng tại HNX. Theo khối lượng thì khối ngoại đã có 3 phiên mua ròng và hai phiên bán ròng nhẹ, trong đó có phiên giao dịch ngày thứ 3 là khối ngoại đã bán ròng về khối lượng nhưng vẫn mua ròng về giá trị. Các phiên mua ròng đều với giá trị thấp, phiên được mua ròng mạnh nhất là phiên ngày thứ 4 ngày 06/07. Tính chung cả tuần thì khối ngoại đã mua ròng hơn 9 tỷ đồng tại HNX.
Khối lượng mua, bán lần lượt là 2.154.800 và 1.536.900 đơn vị. Chiếm lần lượt 2,01 % và 1,43 % khối lượng giao dịch toàn thị trường. Khối lượng mua ròng cả tuần là 617.900 đơn vị. Giá trị mua ròng tương ứng là 9,28 tỷ đồng.
Tuần này thì hai mã VNF và WSS được mua ròng mạnh nhất với khối lượng đều trên 136 nghìn đơn vị. Tiếp theo là mã PVI với 83,1 nghìn. Hai mã DLR và BVS đều được mua ròng trên 60 nghìn đơn vị. Theo giá trị thì VNF đứng đầu với 3,6 tỷ đồng. Đứng thứ 2 là DLR 1,4 tỷ, PVI 1,2 tỷ, BVS 1 tỷ. Mã đứng cuối cùng trong top là NET với giá trị hơn 900 triệu đồng.
Chuyển sang bán ròng thì tuần này không có mã nào bị bán mạnh trên 100 nghìn đơn vị. Cụ thể thì đứng đầu là NTP 76,4 nghìn đơn vị, kế đến là HDO 57 nghìn. Hai mã VND và VCG đều bị bán ròng trên 40 nghìn đơn vị. Cuối cùng trong top là BKC với 23,2 nghìn đơn vị. Theo giá trị thì NTP cũng đứng đầu với 2,3 tỷ đồng. Tiếp theo mới đến các mã như HDO, VCG, VND, BKC…với giá trị bán ròng đều dưới 700 triệu đồng
.
Dưới đây là thống kê GD NĐTNN tuần từ 04/07 – 08/07/2011:
HOSE Biểu đồ mua bán ròng trong tuần trên HOSE (Biểu đồ trên: Theo KL, Biểu đồ dưới: Theo GT) Giao dịch NĐT NN trong tuần
| HASTC Biểu đồ mua bán ròng trong tuần trên HASTC (Biểu đồ trên: Theo KL, Biểu đồ dưới: Theo GT) Giao dịch NĐT NN trong tuần
|
(Stockbiz)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com